Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng nhanh tại nhiều địa phương, trong đó chủng virus D2 chiếm ưu thế với khả năng gây sốc và biến chứng nặng. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng khi Việt Nam bước vào chu kỳ dịch mới.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", tỉnh Tuyên Quang đang yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Ngày 19/3, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, trước tình hình bệnh sởi đang tăng nhanh tại địa bàn, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác tiêm vaccine phòng sởi.
Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Lai Châu diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng. Để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ngành Y tế tỉnh triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống, không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy khỉ nhiễm virus Ebola có thể được chữa khỏi bằng thuốc viên. Phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị hiệu quả và dễ tiếp cận hơn đối với con người.
Một nghiên cứu cho thấy vitamin A có thể giúm giảm biến chứng ở những người đã bị nhiễm bệnh sởi.
Căn bệnh bí hiểm khiến nạn nhân tử vong trong 48 giờ, kèm triệu chứng đáng sợ, đã lây lan mạnh tại CHDC Congo từ tháng 1. Đáng chú ý, ca mắc bệnh đầu tiên là những em nhỏ đã ăn thịt dơi chết.
Nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm trên gia cầm, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để xảy ra trường hợp người bị nhiễm, tử vong vì bệnh cúm gia cầm trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản số 516/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.
Ngày 16/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết chỉ tính đến thời điểm hiện tại của năm 2025, nước này đã ghi nhận tổng cộng gần 100.000 trường hợp mắc cúm và 9 trường hợp tử vong.
“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch”. Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.
Trước diễn biến dịch cúm đang phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị. Song, theo các chuyên gia, người dân không nên dự trữ và tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu, bởi việc này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Theo số liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố hôm 7/2, mức độ dịch cúm mùa trên toàn nước Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ đỉnh dịch cúm lợn năm 2009.
Trước diễn biến của dịch cúm mùa, ngày 7/2, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh và các cơ sở y tế, yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa.
Ngày 5/2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo rằng lần đầu tiên phát hiện một chủng cúm gia cầm mới được đánh giá nguy hiểm trên bò sữa tại bang Nevada của nước này.
Ngày 5/2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 9/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra một ổ dịch chủng đậu mùa khỉ (mpox) chủng mới.
Tại Chỉ thị tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu yêu cầu giám sát phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh, tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, không để thiếu thuốc, đẩy giá thuốc lên cao... dịp Tết Ất Tỵ.