Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng nhanh tại nhiều địa phương, trong đó chủng virus D2 chiếm ưu thế với khả năng gây sốc và biến chứng nặng. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng khi Việt Nam bước vào chu kỳ dịch mới.
Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Đắk Lắk đang gia tăng rất nhanh với nhiều ổ dịch, điểm "nóng" về dịch bệnh. Các bệnh viện trên địa bàn đã ghi nhận nhiều ca bệnh nặng, diễn biến phức tạp, biến chứng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao.
Tối 5/8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết, tỉnh Thanh Hóa vừa ghi nhận ca bệnh đầu tiên dương tính với bệnh bạch hầu.
Liên quan đến 3 ổ bệnh dại trên chó ở các xã Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn), chiều 5/8, Đoàn công tác của Sở Y tế đã làm việc với UBND huyện Sóc Sơn về đẩy mạnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Ngày 23/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, trong tuần 29 năm 2024, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố tăng 31% so với 4 tuần trước đó.
Sáng 22/7, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Phan Minh Đan cho biết, ngành Y tế tỉnh đang khẩn trương thực hiện công tác phòng, chống bệnh ho gà, quyết tâm không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, những ngày qua, nhu cầu của người dân đến tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tăng cao. Hiện tại, Bệnh viện vẫn có đủ vaccine 5 trong 1 và các loại vaccine dịch vụ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Ngành Y tế Ninh Bình triển khai các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn nguy cơ bệnh bạch hầu xâm nhập.
Ngày 15/7, UBND thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trước bối cảnh số ca mắc tăng cao kỷ lục.
Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, theo phân tích của một nhóm các nhà nghiên cứu nước này, gia súc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 có thể dễ dàng lây truyền sang người hơn so với vật chủ mang mầm bệnh là gia cầm.
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch cầu tại cộng đồng, Sở Y tế các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình đã yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường công tác phòng, chống, không dịch bệnh để lây lan, bùng phát trên địa bàn.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các ngành lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng.
Trước nguy cơ bệnh bạch hầu xâm nhập vào địa bàn, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành Y tế thực hiện quyết liệt các biện pháp chuyên môn giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh bạch hầu.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm chủng cúm gia cầm khác nhau ở người.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nỗ lực giám sát tiêm chủng, các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi.
Ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân có các triệu chứng nghi mắc bệnh bạch hầu. Hiện, bệnh nhân đã được chuyển tuyến trên để xét nghiệm khẳng định và có phương án điều trị phù hợp.
Trên phạm vi cả nước hiện đang trong giai đoạn mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, đồng thời là cao điểm du lịch hè với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sởi và một số bệnh dự phòng.
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Sự việc một người dân bị tử vong sau khi bị chó dại cắn tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về hệ lụy do sự chủ quan của người dân trong ý thức phòng, chống bệnh dại. Các địa phương ở Hải Dương đang tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
Chiều 4/7, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Huy Thục, Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) trên địa bàn thành phố Hải Phòng tiếp tục ghi nhận ở mức cao trong những tuần tiếp theo.