Tuyên truyền đồng bào dân tộc không cầm cố đất đai, bán điều non

Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân không cầm cố, sang nhượng đất đai, bán điều non, cảnh giác "tín dụng đen" nhằm đảm bảo ổn định đời sống.

Chú thích ảnh
Tỉnh Bình Phước cảnh báo tình trạng vay nặng lãi, lừa đảo cầm cố đất, bán đất
vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn (ảnh tư liệu).

Tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, sang nhượng đất trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn biến phức tạp. Trong năm 2022, theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, số hộ người dân tộc thiểu số bán điều non là 90 hộ, cầm cố đất sản xuất 21 hộ; sang nhượng đất ở 95 hộ; sang nhượng đất sản xuất 208 hộ…

Để giảm tình trạng trên, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân không cầm cố, sang nhượng đất đai, bán điều non, cảnh giác "tín dụng đen" nhằm đảm bảo ổn định đời sống.
Cùng với đó người có uy tín, già làng đã trở thành “cầu nối” quan trọng góp phần tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Khằm Thanh Sơn, người uy tín huyện Bù Gia Mập cho biết, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trước kia, nhiều hộ đã cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non. Bốn năm qua, ông tuyên truyền, vận động, đến nay, hầu như không thấy bà con bán đất hay cầm cố nữa. Một số hộ lấy lại đất cầm cố, canh tác bình thường trở lại.

Theo lãnh đạo UBND xã Đắk Ơ, tại địa phương, trước kia, nhiều trường hợp bán điều non, cầm cố đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây, được chính quyền các cấp, các già làng tiêu biểu, người có uy tín tích cực vận động, tuyên truyền nên tình trạng này đã giảm hẳn.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, phát huy tối đa vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tới người dân về tác hại của việc vay nặng lãi, bán điều non, cầm cố đất sản xuất trong thời gian dài. Địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm từng bước thay đổi tư duy của người có nhu cầu về vốn, đặc biệt, bà con cần cảnh giác với “tín dụng đen”.

Đến giai đoạn hiện nay, tình trạng cầm cố đất, bán điều non đã hạn chế. Việc tăng cường tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, của các già làng tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng vùng dân tộc thiểu số đã và đang mang lại hiệu quả tích cực./.

K GỬIH
Đổi mới tư duy triển khai chính sách dân tộc
Đổi mới tư duy triển khai chính sách dân tộc

Công tác dân tộc và người làm công tác dân tộc các cấp phải đổi mới tư duy, nhận thức, không thể theo lối mòn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN