Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số bằng những mô hình, phần việc cụ thể

Các mô hình kinh tế phát huy hiệu quả không chỉ giúp đồng bào nghèo có động lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân

Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, với những mô hình, phần việc cụ thể, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An từng bước giúp người dân cải thiện đời sống. Tình cảm, mối quan hệ đoàn kết quân dân ngày càng thắt chặt, góp phần xây dựng khu vực biên giới ngày càng vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Chú thích ảnh
Hỗ trợ người dân tỉnh Nghệ An thoát nghèo. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN

Nhôn Mai là một trong những xã biên giới, khó khăn của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Nhằm giúp đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, cuối năm 2022, Đồn Biên phòng Nhôn Mai phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện triển khai xây dựng mô hình sinh kế quân dân kết hợp.

Ngoài hỗ trợ con giống, đơn vị cắt cử cán bộ, chiến sỹ giúp đỡ, hỗ trợ người dân xây dựng chuồng, trại, bám sát hướng dẫn kỹ thuật. Các hộ khi được lựa chọn tham gia sẽ ký cam kết để phát huy tinh thần trách nhiệm lao động sản xuất và đảm bảo quyền lợi chính đáng. 

Là một trong những gia đình được hưởng lợi từ mô hình, chị Vi Thị Nhung ( xã Mai Sơn, huyện Tương Dương) cho biết, cách đây một năm gia đình chị được Đồn biên phòng Nhôn Mai hỗ trợ 12 con dê giống thực hiện mô hình quân dân kết hợp.

Được bộ đội tận tình giúp đỡ, cộng với sự chăm sóc, bảo vệ tốt, đàn dê của gia đình phát triển rất tốt. Đến nay, số lượng dê tăng lên gấp đôi. Theo cam kết, chị được một nửa số dê con mới sinh. Đây sẽ là tài sản lớn nhất của gia đình. Hy vọng rằng, mô hình chăn nuôi, kết hợp này sẽ được nhân rộng, để những gia đình nghèo có nguồn lực phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đại tá Dương Hồng Hải, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian qua Bộ Chỉ huy đã phân công gần 800 cán bộ, chiến sỹ tham gia giúp dân phát triển các mô hình kinh tế ở khu vực biên giới.

Các mô hình kinh tế phát huy hiệu quả không chỉ giúp đồng bào nghèo có động lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân. Đó cũng là cơ sở, nền tảng để Bộ đội Biên phòng đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới.

Các hoạt động thiết thực của Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An thời gian qua đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng biên giới, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc nơi biên ải; qua đó góp phần triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Đặc biệt, việc triển khai có hiệu quả các mô hình giúp nhân dân phát triển kinh tế đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

PV
Hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển các mô hình kinh tế
Hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển các mô hình kinh tế

Trong 2 ngày 18-19/9, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước tổ chức Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN