Hậu Giang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số 

Các dự án, tiểu dự án được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và của tỉnh Hậu Giang nói chung.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh, dù còn nhiều khó khăn, các huyện, thị xã, thành phố đã nỗ lực thực hiện và giải ngân nguồn vốn phân bổ cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn trên địa bàn.

Qua rà soát của cơ quan chuyên môn, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, đến nay tỉnh đã giải ngân trên 43 tỷ đồng, đạt trên 72% kế hoạch vốn được phân bổ.

Chú thích ảnh
 Mô hình nuôi dê của hộ đồng bào dân tộc Khmer tại xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang). Ảnh: Hồng Thái/TTXVN

Trước tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia còn thấp, tại cuộc họp rà soát tình hình giải ngân kinh phí thực hiện hai Chương trình, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đề nghị các ngành, địa phương kịp thời báo cáo khó khăn trong quá trình triển khai để UBND tỉnh xem xét, tháo gỡ.
Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 - 2023 gần 60 tỷ đồng, triển khai 9/10 dự án và các tiểu dự án.

Các dự án, tiểu dự án được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và của tỉnh Hậu Giang nói chung. Theo Ban Dân tộc tỉnh, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hậu Giang được nâng lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu đã được quan tâm đầu tư. Giáo dục và đào tạo, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. An sinh và phúc lợi xã hội đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống không ngừng được đẩy mạnh.

Mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hậu Giang là giảm tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số 8%. Năm 2022, tỉnh giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo, đạt 100% kế hoạch. 

Tỉnh thực hiện 9 dự án và các tiểu dự án. Hiện các cơ quan, đơn vị và địa phương đang triển khai thực hiện và đã giải ngân nguồn vốn 2022 - 2023 được gần 43 tỉ đồng, đạt 72,5%.

Các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025 được thực hiện đã góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và của tỉnh Hậu Giang nói chung.

PV
Phát triển công viên lúa gạo gắn hình ảnh đàn sáo Hậu Giang
Phát triển công viên lúa gạo gắn hình ảnh đàn sáo Hậu Giang

Ngày 30/11, tại buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang chuẩn bị cho Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 (Festival), ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn, tỉnh Hậu Giang sẽ hình thành công viên lúa gạo gắn với hình ảnh đàn sáo Hậu Giang được nhiều người biết đến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN