Đồng Tháp hỗ trợ 186.000 người gặp khó do dịch COVID-19

Trước tiên, Sở Lao đông, Thương binh và Xã hội Đồng Tháp lập danh sách thực hiện hỗ trợ 3 nhóm đối tượng gồm người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ngày 7/7, ông Phạm Việt Công, Phó Giám đốc Sở Lao đông, Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, thực hiện gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng (người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo) với tổng số hơn 186 ngàn người và 1.410 người lao động, hộ kinh doanh. Tổng kinh phí là gần 190 tỷ đồng.

Ngay sau khi Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh ban hành hướng dẫn, đồng thời triển khai đến các địa phương thực hiện thống nhất việc hỗ trợ đúng theo quy định.

Trước tiên, sở tập trung lập danh sách thực hiện hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng gồm người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Sau đó, sở tiếp tục tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định cho các nhóm đối tượng còn lại theo Nghị quyết 42/NQ-CP; hằng ngày tổng hợp báo cáo kết quả hỗ trợ về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

Ngoài ra, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đã chủ động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn các doanh nghiệp ngừng hoạt động do bị ảnh hưởng dịch COVID-19 được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động. Đến nay, có 12 doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho 514 lao động, với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

Sở cũng hướng dẫn các doanh nghiệp trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Nhằm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người dân, sở phối hợp với Đài Truyền hình Đồng Tháp tổ chức tọa đàm, giải đáp về các chế độ chính sách hỗ trợ; đồng thời thiết lập đường dây nóng để thường xuyên giải đáp thắc măt của người dân.

Kể từ khi thiết lập đến nay, có hơn 160 cuộc gọi tới đường dây nóng của lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh và Văn phòng sở, không những trong ngày làm việc mà cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Sở cũng đã thành lập đoàn kiểm tra, nắm tình hình và hướng dẫn cho các huyện, thị, thành phố; đến nay đã tiến hành kiểm tra được 8 huyện, thị, thành phố.

Ông Phạm Việt Công cho biết thêm, mặc dù các ngành, cấp đã có nhiều nỗ lực để triển khai gói hỗ trợ này, nhất là ở các xã, phường, thị trấn, nhưng cũng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc nên tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Do Nghị quyết 42/NQ-CP chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng nghèo, cận nghèo, thật sự khó khăn, có thu nhập giảm sâu và ở một số ngành, nghề nhất định nên nhiều đối tượng sẽ không thuộc diện được hỗ trợ. Vì vậy, việc thẩm định đối tượng phải làm thật kỹ ngay từ đầu, nhất là đối với lực lượng lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động, bán hàng rong, làm các ngành nghề phi nông nghiệp khiến tiến độ hỗ trợ bị chậm.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)
TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho 500.000 người bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19
TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho 500.000 người bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, tính đến đầu tháng 7, TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho 500.000 người có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 với số tiền khoảng 550 tỉ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN