Đồng bào K’Ho no ấm hơn nhờ chuyển đổi nghề 

Xã N’Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có 7 thôn với 2.077 hộ, trên 9.400 nhân khẩu, trong đó hơn 80% là người K’ho. Nhờ mạnh dạn thay đổi nhận thức trong canh tác, cùng với với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt, đời sống của người dân nơi đây đang đổi mới từng ngày. 

Xã N’Thôl Hạ được công nhận là xã khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 3,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 67 triệu đồng. N’Thôl Hạ đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Chú thích ảnh
Cụ K’Biếu, già làng, là người đầu tiên đưa con tằm về  địa phương.

Theo lãnh đạo UBND xã N’Thôl Hạ, Đảng ủy, chính quyền xã xác định nghề trồng dâu nuôi tằm là một trong những ngành nghề chủ lực để giúp nhân dân trong vùng, nhất là người dân tộc gốc Tây Nguyên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống

Từ năm 2019-2020, UBND xã tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Cụ thể, xã đã phối hợp với Hội Nông dân mở 2 lớp dạy nghề trồng dâu nuôi tằm cho người dân (mỗi lớp 3 tháng); hỗ trợ không hoàn lại cho mỗi hộ nuôi tằm trong xã 20 triệu đồng.

Ngoài ra, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Từ các nguồn vốn trên, nhiều hộ trong xã N’Thôl Hạ, đã chuyển đổi vườn cà phê già cỗi, ruộng một vụ sang trồng dâu nuôi tằm. Các hộ đã biết sử dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sử dụng né vuông, khung lưới chăn tằm nên năng suất đạt khá cao. Mỗi năm, 200 hộ nuôi tằm trong xã cũng làm ra khoảng 300 tấn kén, thu về 65-70 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Gia đình cụ K’Biếu ấm no, sung túc nhờ chăn nuôi con tằm. 

Già làng K’Biếu của xã N’Thôl Hạ, cho biết: Cách đây khoảng 20 năm, ông đang bẻ bắp dưới ruộng, thấy nhiều người ở xã Bình Thạnh đi ngang qua. Họ nói chuyện với nhau rằng, ruộng này nếu trồng dâu nuôi tằm sẽ rất tốt. Vì vậy, ông qua bên đó học cách người Kinh nuôi tằm rồi mua giống tằm về nuôi thử. Sau đó, ông chỉ cho con cháu trong nhà và bà con trong buôn làm theo. Hiện nay, nhiều người trong buôn đã theo nghề trồng dâu nuôi tằm, đời sống khá hơn…

Nhờ con tằm, ông đã xây được nhà 2 tầng từ gần 20 năm trước, nuôi 8 người con trưởng thành. Hiện nay, 2 người con của ông vẫn theo nghề, cuộc sống no đủ, xây được nhà, mua sắm được xe máy, TV màn hình lớn, máy giặt, tủ lạnh…

Bài và ảnh: PV
Nuôi cá tầm trong bể thu tiền tỷ ở Lâm Đồng
Nuôi cá tầm trong bể thu tiền tỷ ở Lâm Đồng

Thay vì tìm đến những khu vực gần rừng, có nguồn nước suối chảy tự nhiên để nuôi cá tầm thì những người dân ở huyện Đam Rông - huyện nghèo nhất tỉnh Lâm Đồng lại tìm được giải pháp đơn giản hơn để làm giàu từ loài cá nước lạnh này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN