Đó là các bệnh: đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não.
Hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ; bệnh hồng cầu hình liềm; bệnh hen suyễn; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn sử dụng chất gây nghiện; sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các loại bệnh hệ thống.
Các bệnh nền của trẻ em như trẻ đẻ non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường; các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp); bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).
Ngoài ra, trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải; bệnh gan - đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành y tế đang triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, hướng đến mục tiêu giảm mắc và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
Từ 16 giờ ngày 2/12 đến 16 giờ ngày 3/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.311 ca mắc mới tại TP Hồ Chí Minh. Trong ngày ghi nhận 68 trường hợp tử vong, trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển lên gồm Long An, Vĩnh Long, Bình Dương, Đắk Nông, Tiền Giang (mỗi tỉnh 1 trường hợp) và Tây Ninh (2 trường hợp).