Tường chống lũ di động ở Áo

Khi thành phố Grein (Áo) phải hứng chịu lũ lụt từ sông Danube năm 2013, giới chức địa phương đã nhanh chóng tìm tới các phương án kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn cho cư dân thành phố. Và các bức tường chống lũ di động đã được lắp đặt.

Tường ngăn lũ tràn vào các khu dân cư.

Công ty Flood Resolution trụ sở tại Anh đã giải thích về công nghệ của bức tường chống lũ đặc biệt này. Theo đó, hệ thống gồm 2 phần chính: Phần móng được xây cố định và phần rào chắn có thể di chuyển. Flood Resolution giải thích: “Hệ thống này dựa trên một bức tường ngầm có thể cao lên đồng thời với mực nước lũ, bảo vệ khu vực khỏi nước ngầm tràn vào. Độ sâu của bức tường ngầm phụ thuộc vào nền đá ngầm và quyết định chiều cao của rào chắn”.

Diện mạo tường chắn khi không có lũ.

Bức tường ngầm được gia cố bằng xi măng trước khi các bộ phận trong hệ thống được gắn với tường chắn nước di động.

Khi lũ sắp xảy ra, các ván chắn được đặt giữa các cột để tạo thành bức tường.

Một nghiên cứu được công ty IBS Technics thực hiện tiết lộ rằng “Bức tường chống lũ di động cao nhất và hùng vĩ nhất được hoàn thành tháng 12/2012 ở Grein, với tổng độ cao rào chắn là 3,6m trên nền tường cao 1 mét”. Nghiên cứu cũng cho biết “hệ thống bảo vệ khu đất phía sau khỏi mực nước lũ cao tới 4,6 mét”.


Các biện pháp phòng chống lũ ở Grein được xây dựng trong khuôn khổ dự án Machland Dam, một trong tổng số 6 bức tường chống lũ. Các bức tường chống lũ này đã trở nên nổi tiếng vì hiệu quả cao.

Xem video tường chắn lũ di động:

 

Trần Minh (Theo Elitereaders)
Nhật Bản trồng rừng trên... biển
Nhật Bản trồng rừng trên... biển

Ngày 26/3, Tổ chức phát triển tinh thần, văn hóa và công nghiệp quốc tế (OISCA) đã tổ chức sự kiện Tết trồng cây tại tại vịnh Tokyo với hơn 500 người tham dự. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Uminomori (Rừng trên biển).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN