Hamidi chuẩn bị đốt các túi nilon bẩn. |
Theo đó, Hamidi đã thực hiện ý tưởng biến túi nilon bẩn thành nhiên liệu từ một năm trước tại Tangerang, một thành phố vệ tinh cách Jakarta 25 km về phía tây. Hamidi chia sẻ ban đầu anh chỉ có quyết tâm khởi nghiệp kinh doanh, sau đó nhận thấy vấn đề rác thải nhức nhối ở Indonesia, Hamidi quyết định cần phải tìm ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
Hamidi tái chế 25kg túi nilon bẩn mỗi ngày bằng phương pháp đun chảy túi rồi chưng cất chúng thành chất lỏng nhiên liệu. Hamidi là một đại diện của nhóm nhỏ các cá nhân đã bước chân vào lĩnh vực quản lý rác thải đồng thời đề xuất các quan chức địa phương hỗ trợ tài chính cho những dự án tương tự.
Phần chất lỏng chưng cất được sau khi đốt túi nilon. |
Thành phẩm thu được từ túi nilon bẩn có thể thay thế xăng để vận hành các phương tiện giao thông. |
Hầu hết các gia đình tại Jakara không phân loại rác thải, thay vào đó, công việc này phụ thuộc vào những người nhặt rác, họ thu gom rác tại các bãi rác và bán cho nhà máy tái chế.
Indonesia là một trong những nước “sản sinh” ra nhiều túi nilon nhất trên thế giới. Chỉ riêng thủ đô Jakarta 10 triệu dân cũng thải ra lượng rác đủ để lấp đầy vài sân bóng đá mỗi ngày. Còn các bãi rác ở ngoại thành Jakarta phải “đón” 6.000 tấn rác mỗi ngày.
Khi Jakarta lo lắng về vấn đề hết nơi “tập kết” rác thải thì chính phủ Indonesia đã lên đề án mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực quản lý rác. Các chuyên gia cho biết động thái này sẽ đem đến thêm nhiều công nghệ tân tiến cần thiết.
Trong tháng 2, chính phủ Indonesia đã ra quy định các cửa hàng ở một số thành phố phải tính phí túi nilon với khách hàng. Tuy nhiên mức giá chỉ 0,01 USD/túi dường như không tạo ra khác biệt đáng kể.