Phụ nữ Ấn Độ - nạn nhân của chính sách ‘triệt sản’

Con số 15 phụ nữ đã tử vong và hơn 100 người nguy kịch trong quá trình trải qua phẫu thuật triệt sản tại Ấn Độ tuần trước đã làm sống lại quá khứ đau thương về chiến dịch triệt sản quy mô lớn của đất nước trong những năm 70 – khi hàng nghìn người đàn ông Ấn đã bị bắt phải triệt sản như một phần trong chính sách kế hoạch hóa gia đình tại Ấn Độ.


40 năm sau, chiến dịch quay trở lại và lần này nạn nhân lại là những người phụ nữ. Theo chuyên gia y tế nhận xét, việc cắt ống dẫn tinh an toàn hơn những ca phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng ở ổ bụng mà phụ nữ Ấn Độ đang phải trải qua.


Vết thương trên bụng phụ nữ Ấn Độ sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng. Ảnh: Reuters.


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa đầy 1% đàn ông Ấn Độ tự nguyện chọn phẫu thuật triệt sản. Trong khi đó cứ 10 phụ nữ thì lại có 4 người chấp nhận phương pháp đau đớn này. Tuy được ưu tiên hỗ trợ về mặt tài chính nhưng đàn ông Ấn Độ vẫn do dự khi chấp thuận phương pháp kế hoạch dân số này. Đàn ông trải qua phẫu thuật triệt sản sẽ được chính quyền nhà nước chi trả 33 USD trong khi phụ nữ chỉ nhận được 23 USD.

 

Bà Khelan Bai khóc thương cho cô cháu gái thiệt mạng sau khi trải qua ca phẫu thuật triệt sản.


Người thân than khóc bên cạnh thi thể người phụ nữ đã chết trong khi phẫu thuật triệt sản.


Giám đốc Trung tâm Y tế và Công bằng xã hội tại New Delhi cho biết hiện giờ chính phủ không áp dụng phương pháp nào khác ngoài phẫu thuật triệt sản. Thêm vào đó, việc gia tăng dân số hiện nay tại Ấn Độ là cái cớ để các nhà chính trị gia áp dụng chính sách triệt sản lên phụ nữ thay vì sử dụng những phương pháp kế hoạch dân sinh khác. Các quan chức làm luật đã kết tội những người phụ nữ nghèo tại vùng nông thôn Ấn Độ - nơi mà có đến 850.000 người dân sinh sống – là những “chiếc máy đẻ vô trách nhiệm”.


Một người phụ nữ trải qua ca phẫu thuật được nằm cáng chuyển đến chữa trị tại một bệnh viện ở Bilaspur.


Ông Das còn cho biết thêm chính sách triệt sản quy mô lớn đã kéo theo hiện trạng những phòng khám chỉ chứa đủ 6 giường bệnh giờ đang bị nhồi nhét 100 người phụ nữ nằm la liệt dưới sàn chờ phẫu thuật cắt ống dẫn trứng. Có những bác sĩ phải thực hiện tới 13.000 ca phẫu thuật triệt sản trong vòng một năm. “Mấy cơ sở y tế đó cơ bản giống như một ‘trại gia súc’, nơi đó không phải dành cho con người nữa.”


Người phụ nữ được chồng bế để chuyển tới một bệnh viện tư sau khi trải qua ca phẫu thuật đau đớn và nguy hiểm.


Năm 1994, các nhà chức trách y tế toàn cầu tại một hội nghị về phát triển dân số diễn ra ở Cairo (Ai Cập) đã quyết định thay vì ép buộc mọi người tham gia triệt sản, người dân có quyền suy nghĩ và chấp thuận liệu có nên thực hiện phẫu thuật hay không. Cũng trong khoảng thời gian đó, khoa học siêu âm bụng ở phụ nữ rất phát triển, nên quy trình triệt sản trở nên dễ dàng hơn. Chính những thay đổi này đã ảnh hưởng đến những người quy định chính sách ở Ấn Độ muốn tập trung chiến dịch triệt sản cho phụ nữ. Thêm vào đó, phụ nữ Ấn Độ được mặc định là phái yếu và không có tiếng nói trong xã hội. Giám đốc điều hành Tổ chức dân số Ấn Độ ông Poonam Muttreja cho biết: “Chúng ta nghĩ chúng ta có thể thúc đẩy và ép buộc phụ nữ tham gia chiến dịch này”.


Phòng bệnh tập trung của những phụ nữ tham gia chiến dịch triệt sản.


Cơ sở y tế tồi tàn cho hơn 80 người phụ nữ trải qua ca phẫu thuật.


Việc đàn ông thoát khỏi trách nhiệm trong chính sách kế hoạch hóa gia đình đã phần nào đổ gánh nặng lên vai người phụ nữ. “Tại sao đàn ông không chịu cắt ống dẫn tinh thay vì phải bắt phụ nữ triệt sản bằng phương pháp đau đớn và không an toàn như vậy,” Muttreja bức xúc bày tỏ, “đàn ông Ấn Độ cho rằng nếu làm như vậy sẽ trở nên yếu đuối và mất hết sức mạnh của một đấng nam nhi, tuy nhiên điều đó chỉ có trong tưởng tượng thôi”.



Hồng Hạnh (theo aljazeera)

Lần đầu tiên có phụ nữ Mông đi triệt sản

Đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết, bệnh viện đã làm dịch vụ triệt sản cho 5 phụ nữ Mông ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc. Đây là những phụ nữ Mông đầu tiên của huyện vùng cao này đi triệt sản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN