Chỉ đạo của chính phủ về đào tạo và dạy nghề

Hỏi: Nhằm phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên, Chính phủ đã có chỉ đạo gì?


Trả lời: Ngày 2/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyế định số 1951/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.

Theo đó, mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên (gọi tắt là vùng Tây Nguyên, có danh sách kèm theo) giai đoạn 2011 - 2015 nhằm tạo bước phát triển toàn diện ở các cấp học, nhất là giáo dục mầm non, phổ thông vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.

Các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Tây Nguyên: Hoàn thiện mạng lưới trường học, thực hiện kiên cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học ở các cấp học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục thường xuyên: Hoàn thiện mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo hướng thực hiện nhiều chức năng, tổ chức trung tâm riêng hoặc kết hợp giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp - dạy nghề tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đa dạng nội dung hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng theo hướng thiết thực và hiệu quả.

Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp, ưu tiên các ngành đào tạo về y tế, nông lâm, công nghiệp và xây dựng dân dụng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô, ngành nghề và nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

Dạy nghề: Củng cố, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở dạy nghề đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Ưu tiên đầu tư đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy nghề cho một số nghề ở Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt và Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên đạt trình độ quốc tế; các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề còn lại được đầu tư đồng bộ từ 2 - 5 nghề để đạt chuẩn quốc gia. Phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trường dạy nghề dân tộc nội trú và khoa dân tộc nội trú trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện hiện có...


N.L
Dạy nghề sau thất nghiệp… làm khó lao động thất nghiệp
Dạy nghề sau thất nghiệp… làm khó lao động thất nghiệp

Chỉ đào tạo những nghề đơn giản, không quan tâm tới nhu cầu và thực tế nghề nghiệp của lao động thất nghiệp, kinh phí thấp… là những lý do khiến cho việc đào tạo nghề sau thất nghiệp không phát huy được hiệu quả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN