Cuối năm, đi tảo mộ mời ông bà về ăn Tết

“Con người có tổ, có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn”. Với tấm lòng thành kính, tri ân tổ tiên, những người con xa quê mỗi lần về quê ăn Tết đoàn viên đều cùng người thân đi tảo mộ.

Đi tảo mộ ngày Tết là nét văn hóa tâm linh của người Việt.
 
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, trên những ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sĩ hay nghĩa trang quê nhà luôn tỏa hương thơm ngào ngạt. Con cháu xa quê, nay về ăn Tết đều tìm đến các nghĩa trang thắp nén tâm nhang mời các cụ về nhà đón Tết, nói một cách dân dã là đi tảo mộ.
 
Mọi người trong gia đình cùng nhau sắp lễ, thắp hương mời các cụ về ăn Tết với con cháu.
 
Đã thành thường lệ, năm nào cũng vào ngày 29 Tết cụ Nguyễn Việt Văn, trú quán Thụy Trường, Thái Thụy (Thái Bình) lại cùng con cháu ra nghĩa trang quê nhà tảo mộ, mời tiên tổ về vui Tết, đón Xuân.
 
Vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, sửa sang phần mộ.
 
Cụ Văn cho biết: Đón Xuân mới Đinh Dậu, cụ bước vào tổi 80, cái tuổi "xưa nay hiếm". Chứng kiến quê hương đổi mới, con cháu sum vầy về quê ăn Tết, cụ mừng lắm. Cụ Văn đưa những cháu nhỏ đến từng phần mộ, giới thiệu về lai lịch từng người, thắp hương cầu khấn tri ân công đức tiên tổ.
 
Mỗi người một việc, ai cũng thấy ấm áp trong những ngày cuối năm khi thắp nén tâm hương cho Tổ tiên.
 
Lòng biết ơn đối với tổ tiên chính là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thủy chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có, đó chính là công sức của biết bao lớp người, là ơn đức tổ tiên.

Tin, ảnh: Viết Tôn
Nâng cao văn hóa khi đi lễ hội
Nâng cao văn hóa khi đi lễ hội

Ngày 4/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã gặp gỡ báo chí để trao đổi những vấn đề nổi cộm của ngành những tháng đầu năm. Văn hóa đi lễ của người dân hiện nay là một trong những vấn đề được tập trung bàn tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN