TTXVN vinh dự được đón nhận ba danh hiệu Anh hùng

Trải qua 75 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển gắn liền với những dấu mốc lịch sử của đất nước, TTXVN đã vinh dự được đón nhận ba danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 2 lần phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 12/10/1960, đúng vào ngày Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Chỉ thị về tăng cường công tác của Việt Nam Thông tấn xã trong tình hình mới, bản tin đầu tiên của Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) được phát đi từ Chiến khu Dương Minh Châu dưới cái tên GPX (Giải phóng xã), phát đối ngoại là LPA, là tuyên ngôn về sự ra đời của hãng thông tấn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/5/1976 là thời khắc lịch sử của ngành thông tấn cách mạng: Việt Nam Thông tấn xã cùng Thông tấn xã Giải phóng, hai người anh em ruột thịt, tuy hai mà một, đã chính thức hợp nhất với tên gọi là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Trong suốt hơn 15 năm ra đời và phát triển, TTXGP đã trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén, mạnh mẽ, góp phần cực kỳ quan trọng làm nên những chiến công chói lọi của dân tộc ta đi tới ngày thống nhất đất nước. Ngày 1/9/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định 1521/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho 15 tập thể vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó có Thông tấn xã Giải phóng.

Như vậy, trải qua 75 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển gắn liền với những dấu mốc lịch sử của đất nước, TTXVN đã được đón nhận ba danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 2 lần phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Chú thích ảnh
Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tác nghiệp ở chiến trường Củ Chi. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Đoàn cán bộ phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng đi chiến dịch Hồ Chí Minh trên đường tiến về Sài Gòn. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã đưa tin, ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
 Tổ điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng gửi tin, bài về tổng xã trong những ngày kháng chiến. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
 Bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho các phóng viên tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của Việt Nam Thông tấn xã trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Bên cạnh nhiệm vụ thông tin nhanh, đúng định hướng tư tưởng, góp phần mạnh mẽ vào việc cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lực lượng phóng viên, kỹ thuật viên, điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng còn trực tiếp cầm súng chiến đấu và trở thành những chiến sĩ thực thụ. Trong ảnh: Phóng viên TTXGP trên đường hành quân. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Nhiều cán bộ, nhân viên của Thông tấn xã Giải phóng đã kiên cường chiến đấu với quân địch và hy sinh. Thông tấn xã Giải phóng là cơ quan báo chí có số lượng nhà báo hy sinh lớn nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: Nhóm phóng viên ảnh TTXGP tác nghiệp tại Đồng Tháp Mười. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Thông tấn xã Giải phóng còn là đơn vị chủ lực thông tin về hai phái đoàn của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đấu tranh ngoại giao với phái đoàn của Mỹ và của ngụy quyền Sài Gòn tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Trong ảnh: Phóng viên, kỹ thuật viên VNTTX trong Phòng liên lạc Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Trại Davis Sài Gòn, tháng 3/1973, thu và biên tập tin gửi về Tổng xã tại Hà Nội để cung cấp cho các cơ quan, báo chí trong và ngoài nước. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Trong hơn 15 năm ra đời và phát triển dưới bom đạn kẻ thù (1960–1975), Thông tấn xã Giải phóng phải sơ tán trụ sở chính hàng chục lần. Tuy nhiên, Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Kỹ thuật viên TTXGP điều khiển dàn máy Teletype. Ảnh: TTXGP
Chú thích ảnh
Trong hơn 15 năm ra đời và phát triển dưới bom đạn kẻ thù (1960–1975), Thông tấn xã Giải phóng phải sơ tán trụ sở chính hàng chục lần. Tuy nhiên, Thông tấn xã Giải phóng luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Phòng thu - phát tin, ảnh của TTXGP tại chiến khu Dương Minh Châu. Ảnh: TTXGP
Chú thích ảnh
Thông tấn xã Giải phóng là cơ quan báo chí có số lượng nhà báo hy sinh lớn nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: Lễ truy điệu các liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng hy sinh trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: TTXGP
TTXVN/Báo Tin tức
Chuyện về những dấu mốc lịch sử của Thông tấn xã Việt Nam
Chuyện về những dấu mốc lịch sử của Thông tấn xã Việt Nam

Ở độ tuổi ngoài 80, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Hồ Tiến Nghị vẫn nhớ như in và vô cùng háo hức khi kể về những năm tháng hào hùng của TTXVN, đặc biệt là cơ quan TTXVN đã phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, và việc cơ quan Thông tấn vinh dự được Bác Hồ đặt tên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN