Thừa cân và béo phì đang là vấn đề đáng báo động.
|
Theo RT, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Y khoa New England, đã xem xét những vấn đề về sức khỏe liên quan tới béo phì trong giai đoạn 25 năm từ 1990-2015. Nghiên cứu phát hiện rằng trong năm 2015, 2,2 tỷ người, tương đương 30% dân số thế giới, được xếp vào dạng thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 30. Chỉ số BMI 25 được xem là thừa cân, trong khi cao hơn 30 là béo phì và hơn 40 là béo phì bệnh lý. Con số này bao gồm gần 108 triệu trẻ em và hơn 600 triệu người trưởng thành, là đối tượng của hơn 60% trường hợp tử vong liên quan tới béo phì. Tỷ lệ béo phì trên toàn cầu là 5% ở trẻ em và 12% ở người lớn. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980.
Năm 2015, khoảng 4 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới béo phì, trong đó có bệnh tim, bệnh thận và nhiều loại ung thư, cao hơn 28% so với số liệu năm 1990.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 195 quốc gia và phát hiện rằng béo phì ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến, kể cả ở các nước kém phát triển. Tỷ lệ trẻ béo phì cao nhất là 13% ở Mỹ, trong khi Ai Cập có tỷ lệ béo phì ở người lớn cao nhất là 35%. Bangladesh và Việt Nam có tỷ lệ béo phì thấp nhất, chỉ rơi vào khoảng 1% dân số.
Giáo sư Azeem Majeed tại Trường Imperial College London, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay: “Nguy cơ tử vong và mắc bệnh tăng lên khi cân nặng tăng lên. Những người thừa cân có nguy cơ cao tử vong và các bệnh liên quan tới béo phì... Người ta thường cho rằng phải rất béo thì mới gặp nguy cơ. Nhưng khi vượt chỉ số BMI 25, nguy cơ tiểu đường, bệnh tim và ung thư đều bắt đầu tăng lên”.
Chế độ ăn và những lựa chọn lối sống kém đa dạng được cho là nguyên nhân làm gia tăng số người béo phì, nhưng cũng làm tăng tốc độ đô thị hóa, phát triển toàn cầu và đói nghèo. Điều này dẫn tới ngày càng có nhiều người ăn các thực phẩm chế biến sẵn. Reuters dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng cấp cap Boitshepo Bibi Giyose thuộc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết hiện nay ngày càng có nhiều người tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo và đường cao, trong khi lại ít luyện tập thể thao.
Trong vài thập kỷ vừa qua, giá thực phẩm chế biến sẵn như kem, hamburger, sô cô la và khoai tay chiên giảm đáng kể, trong khi hoa quả tươi và rau xanh thì lại đắt đỏ hơn. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn đang được tăng cường quảng cáo tới người tiêu dùng, ví dụ như McDonald’s.