Quá trình lên men đậu tương để làm xì dầu. |
Các nhà khoa học tại Đại học Manchester và York (Anh) đã phát hiện enzyme trên trong Aspergillus oryzae - loại nấm mốc thường được dùng trong lên men đậu tương làm xì dầu.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Chemistry, loại enzyme này có thể đẩy mạnh chất ức chế monoamine oxidase được dùng nhằm giảm triệu chứng liên quan đến vận động của những bệnh nhân Parkinson.
Quỹ Bệnh Parkinson cho biết hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh Parkinson và khoảng 1 triệu người tại Mỹ hiện phải sống với chứng rối loạn thoái hóa.
Theo Đại học Manchester, chất xúc tác sinh học mới được cho là sẽ giúp giảm bớt giá thành và nguồn lực cần thiết phải bỏ ra để sản xuất chiral amin - "chìa khóa" chống lại căn bệnh Parkinson.
Giáo sư Hóa Sinh tại Viện Công nghệ Sinh học Manchester (MIB) nhận định: “Đây là một khám phá thú vị cả trong phương diện hóa học và dược. Đây là enzyme đầu tiên của loại này có những đặc tính và tiềm năng để cải thiện việc sản xuất nó và các loại thuốc quan trọng khác”.
Khám phá mới này có nghĩa rằng loại enzyme có thể được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc khác nhau điều trị các tình trạng khác nhau.
Parkinson là căn bệnh rối loạn thái hóa hệ thần kinh. Parkinson ập đến khi não bộ của một người dần dần ngưng sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh có tên dopamine dẫn đến mất dần khả năng kiểm soát vận động, cơ thể và cảm xúc. Người bệnh phải sống cùng Parkinson bởi hiện chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. |