300 trường hợp dương tính mới tại Bắc Giang do dồn tổng lực xét nghiệm, không có nguy cơ lây ra cộng đồng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, cần phải đối mặt với thực trạng tiếp tục ghi nhận ca bệnh COVID-19; ngăn chặn bằng được sự lây lan trong các khu công nghiệp.

Chú thích ảnh
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ca mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN.

Số ca mắc cao do dồn tổng lực xét nghiệm

Tại cuộc họp khẩn ngay sau khi ghi nhận hơn 300 ca dương tính với SARS-CoV-2, chiều 25/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các ca bệnh lần này đều nằm trong khu giãn cách xã hội, trong các nhà máy đã được cách ly. Do dồn tổng lực xét nghiệm nên trong 3 ngày vừa qua, số lượng lớn mẫu lấy được rất lớn và đã phát hiện rất nhiều ca dương tính. Cần phải đối mặt với thực trạng tiếp tục ghi nhận ca bệnh; ngăn chặn bằng được sự lây lan trong các khu công nghiệp.

Trong 3 ngày qua, ngành Y tế dồn tổng lực xét nghiệm nên số ca dương tính phát hiện sau xét nghiệm đến chiều nay tăng thêm hơn 300 trường hợp. Tuy nhiên, có thể tạm yên tâm vì các ca bệnh đều nằm trong khu vực cách ly, phong toả nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng không nhiều.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, chủng virus lần này lây lan rất nhanh, rất mạnh, có khả năng nhân lên nhanh và khả năng phát tán mầm bệnh rất rộng. Thông thường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau 3- 4 ngày virus mới mọc, nhưng lần này từ ngày thứ 2 chủng virus này đã mọc rất nhiều, phát tán mầm bệnh rất nhanh. Chủng virus lần này nếu xử lý chậm là muộn

Theo đó, tại nhà máy Hosiden (Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang) số lượng F1 chuyển thành F0 đã lên tới 55% do lây từ trước, trong khu lưu trú, trong nhà máy và trên xe đi làm hàng ngày.

“Chủng virus SARS-CoV-2 có tốc độ lan nhanh, mạnh và rộng trong khi mật độ công nhân ở các ổ dịch lại quá đông, trong môi trường khép kín, nhà ăn tập thể có hàng nghìn người, khu vệ sinh dùng chung. Hàng chục nghìn người sinh hoạt nên nguy cơ lây lan là rất lớn”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá.

Đánh giá về công tác phòng chống dịch của Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Tỉnh Bắc Giang đã thành lập các tiểu ban điều trị, xét nghiệm… do lãnh đạo tỉnh phụ trách phối hợp chặt chẽ với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế bao gồm các chuyên gia đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc trong chống dịch. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cũng nhận định Bắc Giang đang đi đúng hướng trong phòng chống dịch.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, tỉnh cần đối mặt với thực trạng và thách thức tình hình sẽ diễn tiến phức tạp trong những ngày tới, sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều bệnh nhân hơn và dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, hạ nhiệt. Tuy các ca này đang trong khu phong tỏa nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng không lớn, nhưng các cơ quan chức năng phải ngăn chặn bằng được sự lây lan trong các khu công nghiệp. Đây là việc rất quan trọng đối với Bắc Giang lúc này.

Dập bằng được ổ dịch Bắc Giang

“Ưu tiên lớn nhất hiện nay là làm thế nào phòng chống và dập cho bằng được ổ dịch Bắc Giang. Nếu không làm được thì dịch sẽ lây ra các tỉnh, thành phố khác và như thế sẽ rất nguy hiểm. Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã liên tục chỉ đạo rất sát với thực tiễn phòng chống dịch hiện nay”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ Trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế phải cùng tỉnh Bắc Giang đánh giá lại nguy cơ dịch ở tất cả các huyện, không riêng 4 huyện đang cách ly theo Chỉ thị 16. Đối với các khu vực khác, nếu có vấn đề gì thì mạnh dạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc 16++. Việc này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định.

Đối với tất cả những trường hợp có ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, dập dịch, điều trị nhưng phải truy vết triệt để, không được để sót trường hợp F1. Vì chỉ cần bỏ sót một trường hợp cũng gây hậu quả khôn lường.

Với các khu vực có nhiều công nhân như: My Điền, Núi Hiểu, Trung Đồng… phải thực hiện đóng băng các điểm dân cư, áp dụng thiết chế cách ly tập trung trên toàn bộ các khu vực này và mở rộng sang các khu vực khác có đông công nhân và có yếu tố nguy cơ. Phải coi cả vùng này là khu cách ly tập trung thì mới khống chế, kiểm soát được dịch.

“Tất cả những trường hợp vi phạm quy định cách ly tập trung phải được xử lý nghiêm: Nhà nào ở nhà đó, phòng nào ở phòng đó, có giám sát chặt và nếu ra ngoài là vi phạm. Phải làm thế mới khống chế và kiểm soát được dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Bắc Giang cũng cần tiếp tục giám sát sàng lọc và sàng lọc liên tục, xét nghiệm 3 ngày 1 lần; thay đổi phương thức lấy mẫu và trả kết quả để xét nghiệm nhanh và hiệu quả. Nếu lại lấy mẫu và gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh sẽ gây ra tình trạng quá tải.

Các tổ giám sát COVID-19 trong cộng đồng đã được thành lập tại Bắc Giang ngay lúc này phải được tổ chức lại, phải đi giám sát lại, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng. Các địa phương đã áp dụng Chỉ thị 16 thì phải áp dụng nghiêm, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Về việc thay đổi phương thức xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bắc Giang phải nhanh gấp 10 lần Đà Nẵng thì mới ngăn chặn được tốc độ lây lan.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang cũng cần họp với tỉnh và đưa ra phương án thay thế xét nghiệm Realtime RT-PCR bằng test kháng nguyên nhanh, sàng lọc những người có nguy cơ cao.

Theo đánh giá của PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện Bắc Giang có 50.000 người có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Bắg Giang cũng phải xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh 3 ngày/lần, nếu phát hiện dương tính phải đưa đi cách ly điều trị ngay. Nếu âm tính cũng ng được coi là an toàn, phải tiếp tục cách ly và làm xét nghiệm 3 ngày/lần, sau 7 ngày thì làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR để đánh giá và điều chỉnh lại. Đặc biệt, với phương thức xét nghiệm này, Bắc Giang không phải lấy mẫu mang về cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tậtỉnh hay tuyến huyện mà tổ chức các điểm vừa lấy mẫu, làm xét nghiệm và trả kết quả ngay. Khi có kết quả dương tính là đưa bệnh nhân đi cách ly ngay và làm lại xét nghiệm RT-PCR để khẳng định. Khi phát hiện ra F0, F1 thì phải lập tức có phương án đi đưa ngay để làm sạch môi trường công nhân.

“Đối với các khu công nghiệp khác cũng giám sát, sàng lọc. Đợt dịchi lần này không như lần trước là lây theo chuỗi từ một người tiếp xúc tới người khác, rồi lây tiếp, mà lần này còn lây thêm cả không khí, phát tán trong khu công nghiệp, trong không gian hẹp. Virus khi tồn ng môi trường kín thì lập tức lây cho tất cả", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định, ngành y dồn tổng lực hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang ở mức cao hơn so với đợt dịch tại Đà Nẵng.

Riêng với lực lượng xét nghiệm, Bộ trưởng đã yêu cầu các trường Y trên cả nước phải chuẩn bị nhân lực lượng sẵn sàng với hơn 20.000 người. Cục Khoa học Đào tạo và Công nghệ sẽ điều phối, tập huấn cho lực lượng này để chi viện cho Bắc Giang thay thế lực lượng hiện đang chống dịch tại tỉnh. Điều này, theo Bộ trưởng là để đủ lực lượng duy trì chiến đấu.

Về điều trị, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP Hồ Chí Minh chi viện các kíp hồi sức tích cực và chiều mai có mặt ở Bắc Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, là những nơi có các đơn vị hồi sức tích cực mạnh hỗ trợ cho Bắc Giang điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt các bệnh nhân nặng.

Trong điều kiện cần thiết, Bộ Y tế sẽ thành lập kho dã chiến tiền phương, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư tối đa với Bắc Giang. Tuy nhiên, Bắc Giang cũng cần chuẩn bị kịch bản trong tình huống gia tăng ca mắc cao hơn so với kịch bản hiện tại. Bộ trưởng kêu gọi các địa phương, đơn vị trên cả nước hướng về tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, trợ giúp cho hai địa phương này, đặc biệt là Bắc Giang.

Chú thích ảnh
TN/Báo Tin tức
Thêm bệnh viện dã chiến 620 giường tại Bắc Giang
Thêm bệnh viện dã chiến 620 giường tại Bắc Giang

Hiện tại, tình hình dịch COVID-19 tại Bắc Giang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN