Video Không quân Mỹ thử nghiệm bom thông minh mới tiêu diệt tàu chiến

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đã công bố đoạn video cho thấy cuộc thử nghiệm thứ 2 đối với Quicksink , một loại bom diệt hạm thông minh giá rẻ trang bị cho máy bay.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp màn hình. Ảnh: Sputnik

“Quicksinh là giải pháp cho nhu cầu cấp thiết nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa trên biển. Những thành viên của bộ phận luôn tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những thách thức lớn nhất của quốc gia”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời Đại tá Tony Meeks, Trưởng Bộ phận đạn dược của AFRL cho biết.

Theo thông cáo, một chiếc máy bay F-15E Strike Eagle đã ném bom GBU-31 (JDAM) tấn công trực tiếp vào con tàu cỡ lớn. Đoạn video được AFRL công bố cho thấy sau khi tàu bị bom tấn công, nước bắn lên trắng xóa như một đám mây lớn. Chỉ trong vòng 30 giây, toàn bộ con tàu đã chìm xuống dưới biển. (Xem Video dưới - Nguồn: AFRL):

Theo nguồn tin, công nghệ bom Quicksink không thực sự mới, loai bom này được cải tiến từ bom JDAM thông thường, loại bom vốn được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất và được nâng cấp thành bom dẫn đường thông minh.

Với quả bom Quicksink nặng khoảng 900 kg như trong cuộc thử nghiệm này, nó có khả năng gây ra sức công phá mạnh hơn nhiều các loại vũ khí khác, như tên lửa diệt hạm hoặc các ngư lôi phóng từ tàu ngầm.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bom JDAM đã được chứng minh có khả năng đánh chìm cả những con tàu lớn như HMS Prince of Wales. Tuy nhiên, những công nghệ phòng không tiên tiến hơn đã ra đời, các cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa trở thành phương thức thích hợp để đánh chìm tàu ​​vào cuối thế kỷ 20. Đây vẫn còn là một hạn chế với Quicksink.

Song theo The War Zone, lợi thế chính của Quicksink là lực lượng không quân có thể sản xuất chúng với chi phỉ rẻ và nhanh chóng.

Các cuộc thử nghiệm Quicksink đầu tiên diễn ra vào năm 2021 với sự tham gia của ba chiếc F-15E và một máy bay ném bom B-52H Stratofortress. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá “khả năng tồn tại của các điều kiện tác động cụ thể trên biển”.

Tuy nhiên, đây cũng không phải là cuộc thử nghiệm đầu tiên của JDAM với tư cách là vũ khí diệt hạm. Vào năm 2004, chiếc USS Schenectady, một tàu đổ bộ đã nghỉ hưu, đã bị nổ tung thành từng mảnh bởi 4 quả JDAM nặng hơn 900kg do một máy bay ném bom B-52 thả xuống. 

Hải Vân/Báo Tin tức
Mỹ chưa nhận thấy dấu hiệu Trung Quốc hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga
Mỹ chưa nhận thấy dấu hiệu Trung Quốc hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga

Hai tháng sau khi cảnh báo Bắc Kinh có thể hỗ trợ Moskva trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, hôm 3/5, giới chức cấp cao Mỹ cho biết họ chưa phát hiện bằng chứng cho thấy Trung Quốc hỗ trợ Nga về kinh tế và quân sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN