Slovakia nêu điều kiện để không gửi tên lửa S-300 cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Slovakia cho biết hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ ở lại nước này nếu Nga rút quân khỏi Ukraine.

Báo Spectator.sme.sk (Slovakia) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Naď cho biết, nước này sẽ không xem xét việc gửi hệ thống phòng không S-300 tới Ukraine nếu Nga "tuân thủ luật pháp quốc tế" và rút quân khỏi Ukraine.

Chú thích ảnh
Tên lửa S-300 khai hỏa. Ảnh: Bộ Quốc phòng Slovakia

Tuyên bố trên được ông Jaroslav Naď đưa ra trước phiên họp Nội các Slovakia ngày 23/3, ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov một lần nữa cảnh báo các nước sở hữu hệ thống S-300 không nên chuyển cho Ukraine.

Ông Naď trước đó đã nói rằng Slovakia sẽ tìm cách thay thế hệ thống S-300 bằng một hệ thống khác hoàn toàn tương thích với các đồng minh NATO và cung cấp cho Slovakia khả năng phòng thủ cao.

Ở châu Âu, ngoài Slovakia, hiện có Hy Lạp và Bulgaria cũng sở hữu hệ thống S-300. Theo ông 
Naď, hệ thống này chỉ có thể được bảo dưỡng ở Nga hoặc Ukraine.

Trước đó, theo trang tin Euractiv.sk (Slovakia), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết việc Slovakia gửi hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine sẽ vi phạm thỏa thuận năm 1990 giữa Tiệp Khắc và Liên Xô.

"Tôi muốn nhắc nhở tất cả các quốc gia sở hữu những hệ thống do Liên Xô và Nga rằng điều này là theo các thỏa thuận liên chính phủ và cũng có chứng chỉ cho người sử dụng, do đó đồng nghĩa với việc cấm bán hoặc vận chuyển chúng đến các nước thứ ba", ông Lavrov nói với kênh RT.

Theo ông Lavrov, Nga sẽ không “cho phép” Slovakia cung cấp hệ thống S-300 cho Ukraine, lưu ý rằng bất kỳ hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ được coi là “mục tiêu quân sự hợp pháp”.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Slovakia không lo ngại về khả năng vi phạm thỏa thuận cũ. Euractiv.sk cho rằng thỏa thuận mà Ngoại trưởng Lavrov viện dẫn trên thực tế không cấm Slovakia trao hoặc bán hệ thống S-300 cho một quốc gia khác. Slovakia có được hệ thống S-300 do Tiệp Khắc chia tách vào năm 1993. Tiệp Khắc nhận hệ thống này từ Liên Xô vào năm 1990.

Bộ Quốc phòng Slovakia nhấn mạnh: “Nước này sẽ tự do xem xét cách sử dụng tài sản quân sự của mình, theo cách phù hợp nhất với lợi ích quốc phòng của Slovakia". Slovakia hiện vẫn chưa quyết định có gửi hệ thống S-300 cho Ukraine hay không. Theo thông tin mới nhất, các cuộc đàm phán về chủ đề này, đặc biệt là với Mỹ, vẫn đang diễn ra.

Công Thuận/Báo Tin tức
Chuyên gia Nga đánh giá chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Biden
Chuyên gia Nga đánh giá chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Biden

Chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này có thể gây tác động như thế nào đối với chính sách của NATO với cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN