Tìm hiểu về võ thuật Nhật Bản qua triển lãm 'Tinh thần võ sĩ đạo'

Những người yêu thích võ thuật và văn hóa Nhật Bản có thể tìm hiểu thêm về “tinh thần võ sĩ đạo” qua triển lãm cùng tên, do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức từ 11-25/10/2019 ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Chú thích ảnh
“Tinh thần võ sĩ đạo– Lịch sử võ thuật Nhật Bản" tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 11-25/10/2019.

Triển lãm lưu động mang tên “Tinh thần võ sĩ đạo– Lịch sử võ thuật Nhật Bản” đã được tổ chức tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhằm cung cấp thông tin khái quát về lịch sử Võ thuật - Võ đạo ở Nhật Bản, hình thành từ võ thuật chiến đấu ngoài chiến trường (Võ thuật) thành Võ đạo, môn thể dục - thể thao. Trong tháng 10/2019, triển lãm này đươc tổ chức tại Hà Nội, vừa giới thiệu về văn hóa võ đạo Nhật Bản, vừa cung cấp thêm một góc nhìn mới về ý niệm cái "đẹp" hay sức sáng tạo của người Nhật, lịch sử xã hội Nhật Bản, thế giới quan của người Nhật.

Võ thuật và Võ đạo - những tinh hoa võ cổ truyền độc đáo của Nhật Bản suốt hơn một thiên niên kỷ - đã phát triển từ “đoạt mạng” do chú trọng thực chiến trên chiến trường sang "trao mạng". Để khuyến khích các võ sinh bình tâm, tĩnh thể, người ta đã đổi tên các hậu tố "jutsu" sang thành "dō”. Sau Thế chiến thứ hai, Võ đạo đã được nhìn nhận lại và trở thành loại hình thể thao phổ biến trên thế giới tới mức được đưa vào thi đấu ở Olympic.

Triển lãm gồm 2 nội dung: Nội dung thứ nhất trưng bày bản gốc hoặc bản sao các hiện vật cung tên, áo giáp, mũ giáp, trình bày những biến đổi của võ thuật Nhật Bản từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 19. Do về mặt chất liệu, có nhiều hiện vật cổ đã không còn tồn tại hoặc đã bị trầy xước nhiều, không phù hợp để đem triển lãm lưu động ở nước ngoài, hơn một nửa các hiện vật được trưng bày lần này là bản sao hoặc bản phục chế, tuy nhiên vẫn không làm mất đi sự sinh động vốn có.

Nội dung thứ 2 của triển lãm giúp người xem định hình lại giai đoạn từ "Võ thuật" thành "Võ đạo" (thế kỷ 19 đến thế kỷ 20) và sự tiếp thu tinh thần võ đạo trong đời sống Nhật Bản hiện đại, với 9 tổ chức võ đạo hiện đại cũng như trưng bày các dụng cụ được sử dụng trong thực tế.

 

T.Hương/Báo Tin tức
Việt Nam tranh tài tại Đại hội Võ thuật thế giới Chungju 2019
Việt Nam tranh tài tại Đại hội Võ thuật thế giới Chungju 2019

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, tối 30/8, đoàn vận động viên các môn taekwondo, judo và võ thuật cổ truyền của Việt Nam đã có mặt tại thành phố Chungju thuộc tỉnh Bắc Chungcheong của Hàn Quốc để tham dự lễ khai mạc Đại hội Võ thuật thế giới Chungju 2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN