Ngăn chặn lừa đảo đưa lao động đi làm việc tại Australia

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản số 1786/UBND-KGVX yêu cầu các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng lừa đảo đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo văn bản, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thông tin, tuyên truyền tới người lao động và các đơn vị có liên quan trên địa bàn về việc không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia cho tới khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình PALM và đơn vị được phía Australia lựa chọn thực hiện.

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền cho người dân biết nội dung Văn bản số 2045/BLÐTBXH-QLLÐNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin về Chương trình PALM để lừa đảo, thu tiền của người lao động trái quy định pháp luật.

Chương trình PALM (The Pacific Australia Labour Mobility), là chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký kết với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia vào tháng 3/2024.

Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum khẳng định: Từ trước đến nay, Trung tâm không giới thiệu người lao động đi làm việc tại Australia, phần vì chưa có các công ty được cấp phép đưa lao động đi, phần vì vốn ngoại ngữ của người lao động tại Kon Tum chưa đáp ứng được nhu cầu đi làm việc tại thị trường này.

Qua tìm hiểu, Trung tâm xác định hiện có nhiều người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Australia, nên nguy cơ bị các công ty "ma" lừa đảo là rất lớn. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum đã liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) và xác định, hiện chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Australia trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, người lao động tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ để tránh bị lừa đảo - bà Nguyễn Thị Nga nêu rõ.

Dư Toán (TTXVN)
Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp xử lý lừa đảo qua mạng
Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp xử lý lừa đảo qua mạng

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN