Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi, năm 2015. |
Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi là chương trình được tổ chức hàng năm (đây là lần thứ 6) do Ủy ban Dân tộc chủ trì nhằm tuyên dương những tấm gương học sinh dân tộc miền núi có nghị lực, ý chí vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống, giành giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và đỗ thủ khoa, điểm cao kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015 – 2016, có 102 em học sinh dân tộc thiểu số đạt giải. Trong đó, có 1 em đoạt giải Nhất, 16 em đoạt giải Nhì, 44 em đoạt giải Ba và 41 em đạot giải khuyến khích. Không chỉ đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, 39 em đã đỗ điểm cao từ 27 điểm trở lên khi xét tuyển vào đại học kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Đây thực sự là những tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nỗ lực cố gắng phấn đấu trong học tập của học sinh dân tộc thiểu số trên cả nước.
Được vinh danh lần này, em Nguyễn Thị Quỳnh Anh, chia sẻ: “Khi nhận tin được tuyên dương trong lễ vinh danh học sinh dân tộc thiểu số học giỏi, em rất vui và cảm thấy vinh dự vô cùng, cảm giác như bao nhiêu cố gắng, nỗ lực bấy lâu đã được đền đáp”. Quỳnh Anh đã đoạt giải khuyến khích quốc gia môn Hoá học (năm lớp 12) và hiện đang là sinh viên năm nhất của trường Đại học Dược Hà Nội.
Quỳnh Anh quê ở mãi trên thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), người dân tộc Nùng. Suốt 12 năm liền em đều là học sinh giỏi và tiến tiến của trường. Quỳnh Anh còn từng đạt thành tích cao tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.
Từ năm học lớp, cô gái nhỏ bé này đã phải học xa nhà ở trường THPT chuyên Chu Văn An (thành phố Lạng Sơn). Do bố mẹ em phải nuôi 4 chị em ăn học, nên mọi chi tiêu trong quá trình học tập được Quỳnh Anh tiết kiệm hết mức có thể. “Ngày mới xuống thành phố học, em nhớ nhà lắm. Mãi một thời gian sau, em mới có thể hòa nhập được với môi trường và bạn bè. Lúc này, guồng quay học tập giúp em dần vơi đi nỗi nhớ nhà. Giờ xuống Thủ đô học tập, môi trường học tập khác hoàn toàn với hồi học phổ thông, không còn được thày cô hỗ trợ như trước. Chúng em phải tự học, nghiên cứu tài liệu, khối lượng kiến thức lại nhiều. Nhưng với niềm đam mê học tập em tin rồi sẽ vượt qua những bõ ngỡ ban đầu này. Sau 3 năm học kiến thức chung, 2 năm nuôi phân khoa, em sẽ chọn khoa bào chế thuốc, để có nhiều thuốc chữa bệnh cho mọi người”, Quỳnh Anh chia sẻ.
Cũng là 1 trong 137 gương mặt ưu tú được vinh danh, Lâm Văn Thanh, dân tộc Khmer ở ấp Xà Lang, xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã thực hiện được ước mơ trở thành chiến sĩ công an. Thanh đậu vào trường Học viện An ninh TP. HCM với 26 điểm.
Nhà Thanh có 3 anh em, ba mẹ đều làm ruộng nên cuộc sống rất vất vả. Để lo cho anh em Thanh được đi học, ba mẹ phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Ba mẹ cực nhọc bao nhiêu cũng quyết không để Thanh phải bỏ học.
Nhờ ba mẹ quyết tâm như vậy, nên 3 anh em Thanh đều rất ngoan, chịu khó học. Anh Hai em giờ đã là giáo viên, còn anh Ba em chuẩn bị tốt nghiệp trường cao đẳng, Thanh đã bước chân vào giảng đường đại học.
So với bạn bè đồng trang lứa, suy nghĩ của Thanh chín chắn hơn nhiều. Lý do em chọn vào trường An ninh, một phần vì sở thích cá nhân, phần khác để bố mẹ khỏi phải lo lắng nhiều. “Mặc dù vào trường An ninh, không phải đóng học phí hay lo ăn, ở nhưng những chi phí ban đầu nhập học cũng tốn một khoản kha khá. Ba mẹ cũng phải đi vay mượn tạm để cho em lên thành phố nhập học. Nhà xa, đi về tốn kém nên dự định đến Tết mới về nhà. Tiền ba mẹ gửi phải chi tiêu thật hợp lý, tiết kiệm vì em biết quý những đồng tiền. Bởi đó là những gì ba mẹ phải đồ mồ hôi sôi nước mắt mới có được”, Thanh chia sẻ.
Ngoài thành tích đạt điểm cao vào đại học, đoạt giải khuyến khích quốc gia môn Ngữ văn năm lớp 12, nhiều năm liền học phổ thông Thanh đều là học sinh giỏi