Gắn với ‘Tam nông’, Agribank đầu tư nguồn lực thúc đẩy tài chính toàn diện 

Agribank với bề dày 37 năm xây dựng và phát triển gắn liền với sứ mệnh “Tam nông” đang không ngừng lớn mạnh, cùng ngành Ngân hàng tạo nên những dấu ấn quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.

Chú thích ảnh

Mở rộng tài chính vi mô, giải pháp thiết thực cho người yếu thế

Năm 2024, kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank đạt cao nhất sau 4 năm triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng; huy động vốn vượt 2 triệu tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt trên 1,72 triệu tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,56%. 

Là ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước duy nhất có mạng lưới phủ rộng toàn quốc, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, Agribank dành hơn 60% nguồn lực đầu tư vào khu vực nông thôn cùng với hơn 200 sản phẩm tài chính hiện đại, tiện ích và an toàn; hơn 64.000 tổ vay vốn hoạt động hiệu quả; 7 chính sách tín dụng ưu đãi và 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia đang được triển khai đồng bộ. Nhờ đó, hàng triệu hộ nông dân, hộ nghèo và nhóm yếu thế có cơ hội tiếp cận nguồn vốn hợp pháp, phục vụ sản xuất và đời sống.

Với quyết tâm cao, không để địa bàn xóm thôn, bản làng nào bị “trắng” tín dụng, không để hộ gia đình nào có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả mà thiếu vốn, có địa bàn mỗi cán bộ tín dụng Agribank phụ trách đến hàng ngàn khách hàng, trong đó đa phần là món vay nhỏ lẻ.

Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo bền vững; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế địa phương và đẩy lùi tín dụng “đen”.

Cùng với việc phát triển tài chính vi mô, Agribank tập trung đẩy mạnh chiến lược tài chính toàn diện nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống một cách thuận lợi hơn. Theo đó, Agribank đã đơn giản hóa giấy tờ thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân; đồng thời triển khai nhiều gói vay không tài sản bảo đảm, tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận các nguồn vốn vay dễ dàng, hợp pháp. 

Để đưa vốn tín dụng ngân hàng đến tận người dân, Agribank triển khai mô hình ngân hàng lưu động đến tận các bản làng xa xôi; phối hợp với Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh để tổ chức tín chấp vay vốn; tăng cường truyền thông về rủi ro tín dụng đen và hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn chính thức từ ngân hàng. Một số chương trình tín dụng linh hoạt đã được triển khai, giúp người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn hợp pháp một cách nhanh chóng, thay vì phải tìm đến tín dụng phi chính thức với lãi suất cao.

Tiên phong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia

Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, do Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu bao trùm: Người dân, đặc biệt người nghèo, người yếu thế và cư dân nông thôn, cần được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện, với chi phí hợp lý và an toàn.

Với hơn 2.300 điểm giao dịch, trong đó phần lớn đặt tại vùng nông thôn, miền núi và hải đảo, Agribank là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong hệ thống. Agribank triển khai nhiều sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo, đơn giản hóa thủ tục cho vay, cung cấp cả các khoản vay quy mô nhỏ. Ngân hàng cũng tích cực tham gia các chương trình như: Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

“Chiến lược số hóa của Agribank đặt ra mục tiêu không chỉ phục vụ khách hàng thành thị mà còn mở rộng dịch vụ tài chính số đến người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng đang vận hành xe ngân hàng lưu động với thiết bị số hóa giúp người dân giao dịch ở các điểm không có chi nhánh; sử dụng cộng tác viên tại xã, phát triển nền tảng số để kết nối giữa người dân và Agribank”, đại diện Agribank cho biết.

Giai đoạn tới, Agribank tập trung vào các mục tiêu chuyển đổi số sâu rộng: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong chăm sóc khách hàng và ra quyết định tín dụng; đẩy mạnh ngân hàng tự động (Digital Branch), ngân hàng số thuần túy.

MP (Tin tức/TTXVN)
Lợi nhuận Agribank tăng nhờ chi phí lãi giảm mạnh, tích cực trích lập dự phòng rủi ro
Lợi nhuận Agribank tăng nhờ chi phí lãi giảm mạnh, tích cực trích lập dự phòng rủi ro

Tính đến hết quý I/2025, để đáp ứng cho vay nền kinh tế trong năm 2025, tiền gửi khách hàng tại Agribank đã đạt gần 2,1 triệu tỷ đồng, tiếp tục vươn lên vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam. Về kết quả kinh doanh, ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, tất cả hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng này đều có lãi và tăng trưởng tốt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN