Crowdfunding đã chứng kiến sự nổi tiếng của nó tăng vọt với sự gia tăng của các nền tảng nổi “đình đám” khác như Kickstarter, GoFundMe và IndieGoGo, thường được ca ngợi là “lực lượng dân chủ hóa” trong tài chính, cho phép các cá nhân táo bạo để khởi động các dự án mới và sáng tạo, trong khi bỏ qua các nguồn tài trợ truyền thống mà họ không thể tiếp cận. Trong một báo cáo gần đây, thị trường Crowdfunding toàn cầu được định giá 10,2 tỷ USD vào năm 2018 và được dự báo sẽ tăng gần gấp 3 lần vào năm 2025. Rõ ràng, Crowdfunding đã trở thành xu hướng, nhưng liệu nó đã thực hiện được lời hứa của mình để mang lại cho các doanh nhân thuộc mọi thành phần, tầng lớp và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn?
Một nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong- CUHK) có tựa đề: Crowdfunding and the Democratization of Access to Capital — An Illusion? Evidence from Housing Prices (tạm dịch: Crowdfunding và Dân chủ hóa việc tiếp cận vốn – Một ảo tưởng? Bằng chứng từ giá nhà đất) đã đưa cách lý giải và câu trả lời khá thuyết phục.
Được thực hiện bởi ông Keongtae Kim, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Khoa học ra quyết định và Kinh tế quản lý tại Trường Kinh doanh, thuộc CUHK và Giáo sư Il-Horn Hann tại Đại học Maryland (Mỹ), nghiên cứu đã phân tích hồ sơ theo dõi về Crowdfunding và tìm thấy bằng chứng chỉ ra tiềm năng của nó để tạo ra sân chơi bình đẳng phục vụ việc gây quỹ cho các doanh nhân. Tuy nhiên, kết quả này xuất hiện trong một cảnh báo quan trọng – nghiên cữu nhận thấy rằng, những người sống ở khu vực có mức thu nhập và giáo dục thấp hơn ít có khả năng tận dụng nó để khởi động các dự án.
Nghiên cứu đi đến kết luận này bằng cách tập trung vào một trong những loại tín dụng quan trọng nhất dành cho doanh nhân – tài trợ ngân hàng thông qua tài sản thế chấp nhà ở, xem xét khả năng tiếp cận các khoản vay này liên quan đến crowdfunding của các doanh nhân. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, sự giàu có về nhà ở có thể giảm bớt các hạn chế về tín dụng đối với các doanh nhân, khiến bất động sản trở thành một yếu tố chính trong việc tài trợ vốn cho các dự án mới.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về giá nhà đất và kết hợp dữ liệu này, với bộ dữ liệu từ nền tảng crowdfunding Kickstarter. Họ tập trung vào giá nhà đất địa phương như là một ủy quyền cho sự sẵn có tín dụng dựa trên tài sản thế chấp cho các doanh nhân ở một thị trường địa phương. Nếu các doanh nhân sống ở những khu vực có giá nhà đất giảm sẽ có độ khó tăng dần trong việc huy động đủ vốn, họ có thể có xu hướng sử dụng crowdfunding như một nguồn tài trợ bổ sung
Các giáo sư của công trình nghiên cứu đã tập trung vào các dự án dựa trên công nghệ trong các danh mục công nghệ và trò chơi, lấy dữ liệu từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 và chiếm 9.120 dự án thu hút hơn 257 triệu USD trong các cam kết từ khoảng 3,4 triệu người đóng góp.
Tác động của giá nhà đất
Giáo sư Keongtae Kim cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng, việc thắt chặt các hạn chế tín dụng do giá nhà đất địa phương giảm đã dẫn đến việc sử dụng phương thức gây quỹ cộng đồng ngày càng tăng. Phát hiện này ủng hộ ý tưởng rằng, gây quỹ cộng đồng đóng vai trò bổ sung cho các nguồn tài chính truyền thống. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, sự sụt giảm giá nhà đất dẫn đến thậm chí nhiều người chuyển sang gây quỹ cộng đồng ở những khu vực có phần lớn chủ nhà và ở các tiểu bang được homestead exemptions (tạm dịch là điều khoản miễn trừ nhà ở. Luật tại các tiểu bang ở Mỹ cho phép người mắc nợ có quyền loại trừ tài sản trong nhà, không bị nắm giữ bởi các chủ nợ khi thực hiện thủ tục phá sản hay các vụ kiện pháp lý khác) không giới hạn”.
Homestead exemptions là các quy định pháp lý bảo vệ chủ nhà khỏi bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ trong trường hợp vỡ nợ và các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các ngân hàng thương mại thường ngần ngại, ít sẵn sàng cho vay đối với các cá nhân ở các tiểu bang có miễn trừ nhà ở cao hoặc thậm chí có miễn trừ nhà ở không giới hạn.
Giáo sư Keongtae Kim nhận xét: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, crowdfunding có thể đóng vai trò bổ sung cho các nguồn tài chính truyền thống, ngụ ý rằng crowdfunding trực tuyến có khả năng dân chủ hóa quyền truy cập vào tài chính theo nghĩa nó có thể là một lựa chọn cho các doanh nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ truyền thống”.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa sự sụt giảm giá nhà đất và liệu một dự án crowdfunding có thành công hay không.
Tuy nhiên, họ lại tìm thấy một sự tương phản rõ rệt trong khả năng tiếp cận vốn bằng cách sử dụng quỹ cộng đồng giữa người giàu và người nghèo. Cụ thể, họ quan sát thấy rằng, giá nhà đất giảm dẫn đến sự gia tăng các dự án crowdfunding thành công chủ yếu cho các khu vực có tình trạng kinh tế – xã hội cao và tăng các dự án không thành công chủ yếu cho các khu vực có tình trạng kinh tế – xã hội thấp.
Giáo sư Keongtae Kim nhận định: “Mặc dù các doanh nhân đến từ các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thấp có ít nhất quyền truy cập vào quỹ cộng đồng trực tuyến, họ vẫn có thể phải chịu nhu cầu thấp hơn cho các dự án của họ. Điều này có thể một phần là do có ít sự hỗ trợ từ các mạng xã hội của họ. Vai trò của việc tiếp cận nguồn tài chính là rất cần thiết, vì việc tiếp cận khó khăn dễ làm nản lòng tinh thần kinh doanh, được đo bằng các cuộc điều tra tự làm và dữ liệu điều tra dân số. Và tinh thần kinh doanh là yếu tố rất quan trọng”.
Chỉ riêng ở Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ sử dụng hơn 50% lực lượng lao động ở khu vực tư nhân và chiếm 66% trong tất cả các hoạt động tạo việc làm ròng. Hầu hết các công việc được tạo ra bởi các doanh nghiệp trẻ, điển hình là nhỏ. Các công ty khởi nghiệp (start-up) tăng trưởng cao đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm trong nền kinh tế Mỹ.
Tạo ra sân chơi bình đẳng trong crowdfunding
Crowdfunding có khả năng bù đắp sự sụt giảm trong tinh thần kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nhân cần phải có chiến lược trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nguồn có thể có lợi cho họ. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong khi giá nhà đất giảm khiến các ngân hàng giảm nguồn cung tín dụng cho các doanh nhân có nhu cầu, những người gây quỹ cộng đồng vẫn sẵn sàng hỗ trợ họ.
Giáo sư Keongtae Kim khuyến cáo: “Các doanh nhân sống ở các khu vực khó khăn nên khai thác mạnh mẽ quỹ cộng đồng và cố gắng xây dựng trên mạng xã hội của họ hoặc cải thiện các dự án của họ để huy động vốn tài trợ thành công. Để giúp các doanh nhân từ các khu vực khó khăn trong việc đạt được lợi ích kinh tế thực sự từ việc gây quỹ cộng đồng, chúng ta phải hiểu các cơ chế cơ bản của nó. Các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách thực hiện các chính sách để giúp các doanh nhân từ các khu vực có tình trạng kinh tế – xã hội thấp nhằm có đủ nguồn lực để kiếm tiền từ việc gây quỹ cộng đồng trực tuyến thành công”.
Giáo sư Keongtae Kim thừa nhận, một thiếu sót trong nghiên cứu là, mặc dù phân tích ad hoc (tạm dịch mang tính tình thế) của các nhà nghiên cứu cho thấy, các mạng xã hội đóng một vai trò đáng kể trong sự phân chia kinh tế – xã hội, song họ không thể khám phá điều này một cách có ý nghĩa do giới hạn về dữ liệu.
Theo Giáo sư Keongtae Kim, một hạn chế khác là nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào các dự án thâm dụng công nghệ, nghĩa là họ có khả năng hạn chế thảo luận về gây quỹ cộng đồng trong các loại dự án khác.
Giáo sư Keongtae Kim kết luận: “Mặc dù chúng tôi nhận thấy rằng, tài chính ngân hàng và gây quỹ cộng đồng cung cấp các điều kiện tài trợ khác nhau về thời hạn tài trợ, tỷ lệ tài trợ thành công, chi phí lãi suất.. Song hai kênh có sự chồng chéo đáng kể. Một số lượng không nhỏ các nhà sáng tạo có khả năng sử dụng cả hai kênh và chọn sự kết hợp tối ưu cung cấp các điều khoản và điều kiện tốt nhất”.
Tài liệu tham khảo:
Keongtae Kim, Il-Horn Hann (2019) Crowdfunding and the Democratization of Access to Capital — An Illusion? Evidence from Housing Prices (tạm dịch: Crowdfunding và Dân chủ hóa việc tiếp cận vốn – Một ảo tưởng? Bằng chứng từ giá nhà đất) Information Systems Research 30 (1):276-290. https://doi.org/10.1287/isre.2018.0802
Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh, CUHK: https://bit.ly/3hcehWv.
Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)
Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.
Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2019 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp . Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.
Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:
Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool
Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool
LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680
WeChat: CUHKBusinessSchool