Vùng Vịnh vay 390 tỷ USD bù thâm hụt ngân sách giá dầu

Các nước vùng Vịnh dự kiến sẽ phải vay từ 285 đến 390 tỷ USD từ nay cho tới năm 2020 để bù vào những khoản thâm hụt ngân sách do giá dầu xuống thấp.

Đây là đánh giá của Trung tâm tài chính Kuwait (Markaz) được đưa ra trong báo cáo công bố ngày 10/4. Theo báo cáo này, 6 nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vốn dựa nhiều vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ, dự kiến sẽ thâm hụt ngân sách 318 tỷ USD trong năm 2015 và 2016. Bản thân các nước GCC cũng đã thừa nhận tổng thâm hụt ngân sách 160 tỷ USD trong năm 2015 so với mức thặng dự 220 tỷ USD của năm 2012.

Tình hình tài chính công của các nước này đã bị tác động mạnh kể từ khi giá dầu mất giá tới hơn 2/3 giá trị từ giữa năm 2014. Thu nhập từ dầu mỏ chiếm hơn 80% nguồn thu nhập ngân sách của các nước GCC trước khi giá dầu sụt giảm. Báo cáo của Markaz cho rằng các nước GCC sẽ bù đắp thâm hụt ngân sách một phần thông qua vay mượn và phần còn lại lấy từ khoản dự trữ khổng lồ của họ. Trong năm 2015, Saudi Arabia đã vay 25 tỷ USD từ các ngân hàng trong nước và sử dụng hơn 100 tỷ USD từ nguồn dự trữ tài chính lên tới 732 tỷ USD tính đến cuối năm 2014.

Theo Markaz, ngoại trừ Oman và Bahrain, các nước GCC có dự trữ tài chính lớn và mức nợ công thấp nên họ có thể tăng đáng kể nợ trong nước và quốc tế. Trong một báo cáo trước đó vào tháng 2, Markaz dự báo nợ công của GCC sẽ tăng lên mức 59% tổng sản phẩm nội khối trong 5 năm tới, từ mức 30% vào cuối năm 2015.

TTXVN/Tin Tức
Cuộc chiến dầu mỏ chưa kết thúc
Cuộc chiến dầu mỏ chưa kết thúc

Với bài viết nhan đề trên, "Báo Độc lập" (Nga) ngày 6/4 cho rằng Iran và Saudi Arabia có thể một lần nữa lại phá giá thị trường dầu mỏ, vốn đang hết sức bấp bênh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN