Truyền thông Triều Tiên 'bênh' Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cảnh báo Nhật Bản sẽ phải “đối mặt với hậu quả” từ các động thái mang tính đối kháng với Trung Quốc.

KCNA ngày 4/9 đã đăng bài bình luận chỉ trích việc Nhật Bản có ý định tăng cường năng lực an ninh mạng ở khu vực miền Tây.

Trước đó, tờ The Japan Times đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lên kế hoạch đến tháng 3//2019 trang bị cho lực lượng phòng vệ ở miền Tây 40 nhân sự về an ninh mạng. Lực lượng này chịu trách nhiệm bảo vệ các đảo ở Tây Nam Nhật Bản khỏi tấn công mạng. Chính Trung Quốc cũng tự nhận chủ quyền với một số đảo ở khu vực này.

Chú thích ảnh
Xe tăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một buổi luyện tập. Ảnh: Reuters

Bài bình luận còn cho rằng Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở mà Nhật Bản và Mỹ cùng công bố trong năm 2017 là “o bế địa chính trị” Trung Quốc.

KCNA nêu ý kiến “điều nghiêm trọng là hành động của Nhật Bản hướng đến Trung Quốc không chỉ là vấn đề của quan hệ song phương mà còn ảnh hưởng tới tình hình trong khu vực”.

KCNA còn cảnh báo rằng đối đầu Trung-Nhật sẽ “gây ra nhấn tố bất ổn định lâu dài và kéo theo hậu quả nghiêm trọng trong tiến trình hòa bình của các quốc gia trong khu vực”. Từ đây, KCNA kết luận: “Nhật Bản phải trả giá cho các động thái phá hoại hòa bình”.

Trung Quốc đứng về phía Triều Tiên trong cuộc chiến tranh năm 1950-1953 và từ đó đến nay Bắc Kinh luôn là đồng minh của Bình Nhưỡng đồng thời đóng vai trò đối tác thương mại chính. Mặc dù có một số trục trặc trong thời gian gần đây liên quan đến việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa nhưng Triều Tiên và Trung Quốc vẫn chung quan điểm phản đối ảnh hưởng của phương Tây tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trong 6 năm đầu lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un không hề đến thăm bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến Bắc Kinh và vào tháng 5, ông đã đặt chân tới thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh để gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày 19/6 nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm Trung Quốc lần thứ 3 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.

Hà Linh/Báo Tin tức
Bí quyết Amazon gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ nhanh hơn Apple
Bí quyết Amazon gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ nhanh hơn Apple

Ngày 4/9, nhà bán lẻ trực tuyến Amazon (Mỹ) đã trở thành công ty thứ hai sau Apple gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường. Trong khi “ông lớn” Apple mất 38 năm mới cán được mốc 1.000 tỷ USD thì con đường đi của Amazon chỉ là 21 năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN