Triều Tiên phóng tên lửa ICBM xong, nỗi lo mới bất ngờ xuất hiện

Vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên vào đêm 28/7 được coi là thông điệp đầy mạnh mẽ của Bình Nhưỡng tới Washington. Tuy nhiên, một học giả Mỹ khẳng định điều đáng bận tâm nhất là khả năng Triều Tiên đã phân tán nhiều tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong các căn cứ bí mật trên khắp lãnh thổ nước này.

Học giả Jeffrey Lewis tại Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở ở bang California đã đưa ra phân tích trên tờ The Dailybeast (Mỹ) ngày 28/7.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng tên lửa đêm 28/7. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Ông Lewis đưa ra dẫn chứng rằng trong vụ thử tên lửa của Triều Tiên ngày 4/7, truyền thông đưa tin Mỹ đã nhận thấy dấu hiệu của ICBM một tiếng trước khi sự kiện này được tiến hành. Điều này dẫn đến nhiều ý kiến từ công chúng yêu cầu chính phủ Mỹ cho “thổi bay” tên lửa của Triều Tiên.

Ông Lewis nhận định có thể Triều Tiên đã nhận ra điều này, do vậy đến vụ phóng thử tên lửa đêm 28/7, một điều không thể ngờ tới xảy ra. Lần này, quả tên lửa được phóng đi từ địa điểm nằm sâu bên trong lãnh thổ Triều Tiên, gần biên giới Trung Quốc - vị trí được coi sẽ gây khó dễ cho động thái bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Điều đáng chú ý hơn là Triều Tiên lựa chọn thời điểm buổi đêm để phóng tên lửa, đây được coi là chiến lược để “qua mặt” các vệ tinh dựa vào hình ảnh quang học.

Cũng theo ông Lewis, còn có điểm đáng chú ý khác từ vụ phóng thử đêm 28/7 này, đó là báo chí từ một ngày trước đó đã râm ran về khả năng Triều Tiên cho thử tên lửa bởi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Và trong những tin đồn này còn có chi tiết rằng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa khác tại thành phố Kusong. Theo kênh Arirang (Hàn Quốc), thành phố Kusong thuộc tỉnh Pyeonganbuk-do của Triều Tiên, khá gần với bãi phóng tên lửa Dongchang-ri.

Do vậy ông Lewis nghi ngờ rằng Triều Tiên đang đánh lạc hướng thế giới bởi vụ phóng tên lửa gần đây, sau đó sẽ tạo ra một bất ngờ ở địa điểm khác.

Học giả này đánh giá Triều Tiên có thể đã phân tán một số tên lửa liên lục địa kể từ vụ phóng thử vào đầu tháng 7. Việc triển khai tên lửa trước khi phóng thử có thể gây ra nhiều rủi ro nhưng có lẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định điều này đáng để thử nghiệm.

Từ vụ phóng ngày 28/7, học giả Lewis kết luận rằng việc cố tấn công Triều Tiên trước khi nước này phóng tên lửa hoặc tiêu diệt nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều là những phương án không khả thi. Theo ông Lewis, Triều Tiên còn nắm trong tay nhiều tên lửa khác, ở những địa điểm được giấu kín và thậm chí có khả năng nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hà Linh/Báo Tin Tức
Bình Nhưỡng vừa thử ICBM, oanh tạc cơ Mỹ lập tức quần thảo bầu trời Bán đảo Triều Tiên
Bình Nhưỡng vừa thử ICBM, oanh tạc cơ Mỹ lập tức quần thảo bầu trời Bán đảo Triều Tiên

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đã giương cánh trên bầu trời Bán đảo Triều Tiên để phô trương lực lượng, không lâu sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 bất ngờ của Bình Nhưỡng đêm 28/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN