Các chuyên gia đồn đoán rằng việc sử dụng một bệ phóng trên mặt đất nhằm bảo vệ thiết bị TEL. Thêm vào đó, họ lưu ý rằng Bình Nhưỡng có thể có khả năng tiến hành thêm các vụ phóng tên lửa sử dụng TEL.
Trước đó, cùng ngày 29/7, Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) đã xác nhận thông tin về vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của nước này vào đêm 28/7 và khẳng định vụ thử lần thứ 2 tên lửa ICBM Hwasong-14 đã thành công.
Theo thông báo của KCNA, tên lửa đã bay được 47 phút 12 giây, đạt tầm bắn tối đa 3.724,9 km, bay xa 998 km và đã bắn trúng mục tiêu trên biển. KCNA nhấn mạnh vụ phóng đã thử nghiệm thành công khả năng quay trở về khí quyển trái đất của ICBM. Bản tin của KCNA cũng cho biết vụ thử được tiến hành theo mệnh lệnh của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (thứ tư từ trái sang) có mặt tại bãi phóng.
|
Tên lửa Hwasong-14 được đưa ra bãi phóng trên bệ phóng di động. |
Ông Kim Jong-un khẳng định chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên là một tài sản vô giá không thể bị thay thế hay rút lại. Nhà lãnh đạo Triều tiên nhấn mạnh vụ thử lên lửa mới nhất là một "cảnh báo nghiêm khắc" đối với Mỹ. Theo ông Kim Jong-un, vụ thử đã chứng tỏ toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Ngay trong ngày 28/7, Tổng Thư ký (TTK) Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã chỉ trích vụ "phóng tên lửa đạn đạo có tầm bắn liên lục địa" của Triều Tiên. Trong một tuyên bố, phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq cho biết TTK LHQ khẳng định "đây tiếp tục là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ".
Cùng ngày 28/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên là một hành động "liều lĩnh và nguy hiểm khiến Triều Tiên "bị cô lập hơn".