Thương mại quốc tế với Nga vẫn tăng mạnh trong năm nay

Trong khi mối quan hệ kinh tế lâu đời của Nga với châu Âu dần bị cắt đứt, các liên kết mới với Moskva đang hình thành khi hàng hóa được chuyển hướng đến những nước khác.

Chú thích ảnh
Nga đã chịu đựng các lệnh trừng phạt kinh tế tốt hơn dự đoán. Ảnh: RIA Novosti

Theo tờ New York Times, thương mại quốc tế với Nga đã bùng nổ trong năm nay, ngay cả khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt Moskva sau cuộc xung đột ở Ukraine. Khi những hạn chế có hiệu lực, các liên kết của Moskva đã thay đổi để thích ứng

Các nước phương Tây tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế của nước này sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nhưng với tư cách là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô hàng đầu thế giới, Nga đã có những quan hệ đối tác thương mại lâu dài và sinh lợi. Việc phá vỡ những ràng buộc đó không phải là dễ dàng.

Năm 2020, Nga nhập khẩu 220 tỷ USD sản phẩm từ phần còn lại của thế giới. Hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Nga có giá trị trước xung đột là dầu, khí đốt và các kim loại và khoáng sản chủ chốt, giúp cung cấp năng lượng cho ô tô, sưởi ấm và cho các nhà máy trên toàn cầu.

Theo phân tích dữ liệu thương mại của tờ New York Times, khối lượng hàng hóa nhập khẩu của Nga đã giảm xuống khi các lệnh trừng phạt và giới hạn thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quốc gia, như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ của họ với Nga kể từ khi xung đột nổ ra. Nhiều quốc gia đã nhận thấy việc không có nguyên liệu thô của Nga sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nga cả với Mỹ, hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn số liệu từ cơ quan thống kê Mỹ cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hóa Mỹ sang Nga trong tháng 9 đạt hơn 90 triệu USD, cao nhất kể từ tháng 3 năm nay.

Điều đó đã dẫn đến một thực tế đáng thất vọng đối với các quan chức phương Tây, những người đã hy vọng cắt giảm nguồn lực mà Moskva dùng để tài trợ cho cuộc xung đột đang diễn ra bằng cách trừng phạt nền kinh tế của nước này: Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Nga thực sự tăng lên ngay cả ở nhiều quốc gia vốn đóng vai trò tích cực trong việc tham gia trừng phạt Moskva.

Trong khi mối quan hệ của Moskva với thế giới vẫn tiếp tục phát triển, những nỗ lực của các quốc gia phương Tây nhằm sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác để làm tê liệt nền kinh tế Nga cho đến nay đã có những tác động hạn chế.

Và trong khi các mối quan hệ kinh tế lâu đời của Nga với châu Âu dần bị cắt đứt, các liên kết mới với Moskva đang hình thành khi hàng hóa được chuyển hướng đến những quốc gia khác.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhiều lần phải sửa đổi dự báo của mình trong năm nay đối với nền kinh tế Nga, thừa nhận rằng GDP của Nga sẽ suy giảm ít hơn so với dự báo trước đó của họ. IMF cho biết vào tháng 10 rằng họ dự báo ​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3,4% trong năm nay, một mức thấp hơn nhiều so với mức 6% mà họ dự báo vào tháng 7 và 8,5% mà IMF dự kiến ​​vào tháng 4/2022.

Gilberto Garcia-Vazquez, nhà kinh tế trưởng tại Datawheel, công ty giám sát các vấn đề kinh tế, cho biết: “Nga đã chống chọi các lệnh trừng phạt kinh tế tốt hơn dự đoán".

Công Thuận/Báo Tin tức
Áp giá trần dầu khí Nga có ‘khai tử’ thị trường năng lượng tự do?
Áp giá trần dầu khí Nga có ‘khai tử’ thị trường năng lượng tự do?

Áp giá trần dầu khí Nga là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Liên minh châu Âu (EU) đang áp trần giá khí đốt, còn nhóm G7 đang cố gắng áp trần giá dầu Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN