Ngày 1/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế khu vực Trung Đông và Bắc Phi, trong đó dự báo tăng trưởng năm 2025 sẽ chậm lại đáng kể so với dự báo trước đó.
Theo báo cáo mới nhất từ IMF, Hàn Quốc có thể lần đầu tiên tụt hậu về GDP bình quân đầu người so với Đài Loan vào năm 2026. Tăng trưởng chậm, đồng won yếu và bất ổn chính trị là những yếu tố chính đe dọa vị thế kinh tế của xứ sở kim chi.
Ngày 25/4, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Hội nghị mùa Xuân IMF-Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra trong tuần này tại Washington đã thể hiện "tinh thần mang tính xây dựng", giữa lúc bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng do các chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu và bất ổn kinh tế kéo dài.
Hội nghị mùa Xuân 2025 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) diễn ra từ ngày 21-26/4/2025 tại thủ đô Washington, Mỹ.
Ngày 22/4/2025, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,8%, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với Dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) vào tháng 1/2025.
Bản tin nóng thế giới sáng 23/4/2025 có những nội dung sau đây: - Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể hạ nhiệt trong ‘tương lai rất gần’; - Chỉ số Dow Jones tăng 1.000 điểm, chấm dứt chuỗi bốn ngày giảm điểm; - IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu; - Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch công du Trung Đông.
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR), trong đó nhấn mạnh các tuyên bố áp thuế và cả những tuyên bố tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm tăng đáng kể rủi ro đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.
Thủ đô Washington D.C của Mỹ đang trong những ngày rực rỡ nhất của mùa Xuân, chào đón hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính, ngân hàng của hơn 190 nền kinh tế tới tham dự Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
IMF điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump trong khi ECB cắt giảm lãi suất lần thứ sáu. WTO đánh giá nếu cuộc tấn công thuế quan leo thang, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 7% trong dài hạn.
Ngày 15/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết số lượng người di cư và người tị nạn trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua, đạt 304 triệu người vào năm 2024 – tương đương khoảng 3,7% dân số toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, Chính phủ Argentina ngày 11/4 tuyên bố đã đạt được thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Ngày 3/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo các mức thuế quan mới của Mỹ là "rủi ro đáng kể" đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi Washington hợp tác với các đối tác thương mại để giảm bớt căng thẳng.
Ngày 31/3, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva bày tỏ lạc quan về khả năng sẽ hoàn tất thỏa thuận tín dụng mới với Argentina trước kỳ cuộc họp sắp tới giữa IMF và Ngân hàng thế giới (WB), sẽ diễn ra từ ngày 21-26/4.
Dự báo mới nhất từ IMF cho thấy cuộc chiến tại Ukraine có thể kéo dài đến cuối năm 2025, với nhiều rủi ro cao bất thường. Tình hình kinh tế và tiến trình đàm phán hòa bình sẽ là những yếu tố quyết định.
Ngày 28/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã hoàn tất đợt đánh giá thứ 7 trong khuôn khổ chương trình Cơ sở Quỹ Mở rộng (EFF) trị giá 15,5 tỷ USD dành cho Ukraine, qua đó cho phép giải ngân thêm 400 triệu USD hỗ trợ ngân sách cho nước này.
Ngày 11/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chấp thuận giải ngân 1,2 tỷ USD cho Ai Cập sau khi hoàn tất đợt đánh giá thứ 4 về chương trình cải cách kinh tế trị giá 8 tỷ USD của nước này.
Ngày 6/3, Chính phủ Argentina thông báo sẽ đạt được thỏa thuận tín dụng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong quý I và loại trừ khả năng phá giá đồng nội tệ.
Ngày 6/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nếu các biện pháp thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với Mexico và Canada được duy trì thì điều này sẽ gây tác động tiêu cực đáng kể đối với hai quốc gia láng giềng của Mỹ do mối liên kết chặt chẽ về kinh tế với Washington.
Ngày 28/2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về việc xem xét lại một chương trình cho vay, theo đó IMF sẽ giải ngân khoảng 400 triệu USD trong các quỹ hỗ trợ cần thiết cho Kiev sau hơn 3 năm kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu này.