Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc tuần hành tại Quảng trường Taksim ở Istanbul phản đối vụ đảo chính do một nhóm binh sĩ trong quân đội của nước này tiến hành. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ngày 25/7, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã xác nhận thông tin trên. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Haberturk, ông Cavusoglu nhấn mạnh: "Sẽ có sa thải, kể cả ở cấp đại sứ".
Cho đến nay, chính quyền Ankara đã đình chỉ công tác hoặc bắt giữ hơn 60.000 người trong đó có cả binh lính, cảnh sát, thẩm phán, công tố viên, giáo viên, nhà báo, viên chức nhà nước do liên quan hoặc ủng hộ cuộc đảo chính hôm 15/7. Vụ đảo chính đã làm hơn 240 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm việc với lực lượng đối lập về hiến pháp mớiThủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 25/7 cho biết chính phủ nước này sẵn sàng làm việc với tất cả đảng phái đối lập chính nhằm soạn thảo một bản hiến pháp mới, sau nhiều tháng bế tắc về vấn đề này.
Phát biểu với các phóng viên ở Ankara, ông Yildirim nêu rõ: "Tất cả các đảng phái chính sẵn sàng bắt đầu làm việc về một bản hiến pháp mới", đồng thời cho rằng điều này đã được xác định rõ trong một cuộc họp giữa Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và 2 nhà lãnh đạo đối lập trước đó cùng ngày.
Theo ông Yildirim, lực lượng hiến binh và bảo vệ bờ biển, vốn nằm dưới sự chỉ huy của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, nay sẽ được chuyển cho Bộ Nội vụ.