Tại sao Tổng thống Syria đến thăm Nga?

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Syria đang phục hồi sau nội chiến và nỗ lực bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Arab.

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Syria Bashar Assad tại Moskva. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước, tình hình ở Trung Đông và những nỗ lực chung để vượt qua các thách thức trong khu vực. 

Ivan Bocharov, điều phối viên chương trình tại Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga (RIAC) cho rằng, ngoài các vấn đề khu vực, hai bên có thể đã đề cập đến việc phục hồi sau cuộc nội chiến của Syria. , Ông Bocharov nhắc lại rằng năm ngoái, Syria đã bình thường hóa quan hệ với một số quốc gia Arab và nước này đã được gia hạn tư cách thành viên trong Liên đoàn các quốc gia Arab, với sự hỗ trợ của Nga. 

Chuyên gia Bocharov lưu ý: "Nga ủng hộ nguyện vọng của Saudi Arabia tham gia vào các định dạng hợp tác đa phương, như BRICS, và hỗ trợ đưa các khoản đầu tư từ các quốc gia Arab giàu có vào Syria".

Ông Bocharov cũng dự báo rằng các bên có thể đã thảo luận về tình hình xung quanh Dải Gaza và vấn đề người Kurd ở Syria. Ông Bocharov giải thích:  điều này là  vì Moskva có thể đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột này thông qua đối thoại giữa Chính phủ Syria và lực lượng người Kurd địa phương.

Về phần mình, Ikbal Durre, Phó Giáo sư tại Đại học Ngôn ngữ Nhà nước Moskva, sau khi Damascus nới lỏng lập trường về việc rút quân của Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội đã mở ra cho khả năng nối lại các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trước đây, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng việc bắt đầu bất kỳ cuộc đối thoại nào sẽ phụ thuộc vào việc rút quân. Tuy nhiên, hiện tại, Tổng thống Syria đã sẵn sàng thảo luận về khung thời gian cho việc rút quân.

Chuyên gia Durre lưu ý rằng một điểm bế tắc khác đối với các cuộc đàm phán Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là vấn đề người Kurd ở Syria, mà Ankara coi là lực lượng thù địch. Thổ Nhĩ Kỳ không muốn người Kurd sống dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ nhận được bất kỳ địa vị chính trị nào.

Điều này đang làm trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Damascus và Ankara. Ông Durre cho rằng Ankara khó có thể rút quân cho đến khi vấn đề người Kurd được giải quyết, nhưng các cuộc đàm phán có thể khởi động một quá trình hòa giải giữa hai nước thông qua sự trung gian từ Moskva.

Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo TASS)
Căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria bị tên lửa tấn công
Căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria bị tên lửa tấn công

Theo một số nguồn tin an ninh, các căn cứ tại Iraq và Syria nơi có sự hiện diện của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã trở thành mục tiêu của một số cuộc tấn công bằng tên lửa trong hai ngày 25 và 26/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN