Gói kích thích này trị giá 1,8 tỷ USD, được 40 quốc gia cam kết tài trợ trong một hội nghị diễn ra hồi tháng 6/2020 tại Đức. Theo ông Essam Abbas, một quan chức Bộ Tài chính Sudan, chương trình trên là một phần của thoả thuận cải cách kinh tế mà Chính phủ Sudan đạt được với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng trước. Khoảng 80% dân số của quốc gia này, đặc biệt là những người nghèo khổ, sẽ được hưởng lợi từ chương trình, với việc nhận tiền mặt hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người dân, sự giúp đỡ của chính quyền là rất cần thiết, nhưng không đủ để giúp họ có thể đối phó với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Đầu năm nay, chính quyền Sudan đã tăng giá bánh mì. Tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu vẫn thường xuyên diễn ra. Trong tháng 5/2020, tỷ lệ lạm phát của Sudan đã lên đến 114%, kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài triên miên và những tác động của dịch COVID-19 đã khiến một bộ phận lớn người dân đối mặt với tình trạng nghèo khó cùng cực.
Tính đến nay, Sudan ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 650 ca tử vong.