Nội chiến tàn phá Syria

Cuộc nội chiến kéo dài gần ba năm qua tại Syria đã làm suy sụp nền kinh tế vốn đã ốm yếu của quốc gia Trung Đông này.


Kinh tế hết hơi


"Các cuộc giao tranh thời gian qua tại Aleppo và Damascus đã làm tăng áp lực lạm phát của hai thành phố sản xuất hàng hóa rất quan trọng của Syria. Nền kinh tế Syria đang hết hơi..." - Jihad Yazigi, Giám đốc dịch vụ kinh doanh trực tuyến tại Syria, nói.


Xe tải chở hàng sang Syria tại cửa khẩu Oncupinar.

 

Một quan chức Phòng Thương mại Damascus cho biết 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Syria đã đóng cửa, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn khoảng 25% so với năm ngoái. Ngoài ra, các cơ sở công nghiệp lớn của Syria như đường ống dẫn đầu, khí đốt, hệ thống điện và đường sắt cũng bị thiệt hại nặng nề do những cuộc giao tranh... Hiện nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước tại Homs đã bị tê liệt hoàn toàn, một số nhà máy khác thì bị phe đối lập thiêu trụi. Doanh thu của chính phủ Syria đã giảm hơn 40%, trong khi chi tiêu đã tăng 20% trong hai năm rưỡi xung đột.


Theo ước tính của giới chuyên gia, nguồn thu từ du lịch và dầu của Syria đến nay đã bị thiệt hại khoảng 5 tỷ USD. "Kinh tế Syria đang hoạt động với công suất 30%và hệ thống ngân hàng chỉ còn là một cái bóng so với trước đây do lệnh trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Arập, trong khi các tổ chức tín dụng tư nhân thì ồ ạt rút vốn", một nhà kinh tế châu Âu từng ở Damascus cho biết.


Chỉ tính riêng ngành y tế Syria, từ vị trí đứng đầu trong khu vực về xuất khẩu dược phẩm nay cũng đang lâm vào khủng hoảng. Tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh và chảy máu chất xám đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 35% số bệnh viện tại Syria đã ngừng hoạt động. Tại một số khu vực, 70% nhân viên y tế đã bỏ việc. Tình hình bất ổn cũng khiến 60% bác sĩ hàng đầu của Syria phải rời khỏi đất nước.


Tư thương trục lợi


Tình hình bất ổn tại Syria đã tạo cơ hội trục lợi cho những kẻ buôn lậu, môi giới và các công ty nhỏ móc ngoặc với những kẻ chuyên tổ chức vượt biên hoạt động tại khu vực biên giới Syria. "Bất cứ ai lúc này đến Syria kinh doanh đều có lợi vì người dân nơi đây chấp nhận trả mức giá cao hơn bình thường để có được những nhu yếu phẩm cần thiết", các nguồn tin thương mại tại Trung Đông cho hay.


Một tuyến thương mại mới đã xuất hiện tại cảng Mersin thuộc khu vực Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà hàng hóa chuyển tới Syria sẽ được đóng gói sau đó được chuyển vào vùng đệm bên trong lãnh thổ Syria với giá cao chót vót. Mỗi ngày có tới hàng trăm xe tải chất đầy hàng hóa, từ dầu ăn, xi măng cho đến tã lót nối đuôi nhau thành hàng dài đến vài km ở cửa khẩu Oncupinar, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới Syria. Tại các điểm giao nhau khác dọc biên giới giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng bắt gặp những người mang những chiếc vali lớn chứa đầy hàng bán ngược trở lại Syria với mức giá trên trời.


"Chúng tôi rất lo lắng về nguồn cung thực phẩm cùng với giá cả. Giá thực phẩm tại Syria đã tăng vọt, có lúc lên đến hơn 300%. Siêu thị giờ chỉ còn lại những kệ hàng trống rỗng. Chuối, salad, đường là những món hàng xa xỉ đối với người dân” - Akshay Hadi, điều phối viên khẩn cấp của Tổ chức Lương thực Thế giới tại Syria, chia sẻ.

 

Xung đột không chỉ tàn phá cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và công nghiệp mà còn gây ra tình trạng thất nghiệp và khiến hơn 2 triệu người phải chạy tị nạn sang các nước láng giềng.


Công Thuận (Theo Reuters)

Chân dung nữ phiến quân Syria
Chân dung nữ phiến quân Syria

Lực lượng nổi dậy Syria chống lại chính phủ của Tổng thống Assad hiện nay được tập hợp từ nhiều thành phần và lực lượng khác nhau. Tuy nhiên, không chỉ có nam phiến quân mà một số lượng lớn nữ chiến binh cũng tham gia vào cuộc nội chiến tại đất nước Trung Đông này.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN