Những 'ngôi sao' bất ngờ trong tâm điểm dịch do virus Corona

Trong khủng hoảng dịch viêm phổi do virus Corona mới tại Trung Quốc, phương tiện trong xây dựng như xe trộn bê tông bỗng nổi lên trở thành “ngôi sao”.

Chú thích ảnh
Các phương tiện thi công bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Xinhua

Khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, người dân nơi đây được khuyến cáo chỉ nên ở trong nhà và hạn chế ra ngoài. Có lẽ vì phải duy trì trong tình trạng cách ly nên họ có xu hướng tìm cách tự giải trí bản thân.

Kênh BBC (Anh) cho biết nhiều người đã theo dõi tường thuật trực tiếp quá trình thi công gấp rút hai bệnh viện mới. Và từ đây, các phương tiện xây dựng bỗng trở thành "ngôi sao và người hùng".

Bệnh viện Huoshenshan 25.000 m2 với 1.000 giường bệnh tại Vũ Hán được thi công từ ngày 24/1 và có khả năng sẽ đi vào hoạt động từ ngày 2/2. Trong khi đó, bệnh viện thứ hai Leishenshan dự kiến có 1.300 giường bệnh, xây dựng từ 27/1 và sẽ đi vào hoạt động từ 5/2.

Kênh truyền hình CCTV còn trình chiếu quá trình thi công hai bệnh viện này để người dân có thể theo dõi. Thật bất ngờ là chương trình này nhận được hưởng ứng đặc biệt từ người xem.

Tờ The Global Times cho biết hơn 40 triệu người đã theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp thi công bệnh viện tại Trung Quốc. Trên trang YouTube và Periscope, người nước ngoài cũng có thể theo dõi chương trình.

Các phương tiện xây dựng tại địa điểm thi công bệnh viện Huoshenshan bỗng thu hút sự nổi tiếng bất thường.

Những máy trộn bê tông được đặt biệt danh là “Vua Bê tông” “Đại thỏ trắng”. Các xe tải chở vật liệu thi công thì được gọi với cái tên “Anh Bò húc”. Một số máy đào lại ưu ái nhận cái tên “Tiểu hoàng” và “Tiểu thanh”.

Kênh CCTV còn lập trang trên ứng dụng tin nhắn điện thoại WeChat để người sử dụng bỏ phiếu cho phương tiện yêu thích nhất.

Ngôi sao đứng đầu là xe nâng nhỏ màu vàng có tên “folkchan”. Người sử dụng mạng xã hội Weibo khen ngợi folkchan là những xe nâng “đáng yêu và chăm chỉ nhất” cũng như là “thiên thần hộ mệnh đáng yêu nhất”.

Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tin rằng vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan virus với điều kiện các nước áp dụng các biện pháp mạnh để phát hiện sớm bệnh, cách ly và điều trị các trường hợp, theo dõi liên lạc và thúc đẩy các biện pháp ngăn chặn xã hội tương xứng với rủi ro.

Điều quan trọng cần lưu ý là khi tình hình tiếp tục phát triển thì sẽ phải đề ra các mục tiêu và biện pháp chiến lược để ngăn ngừa và giảm lây nhiễm. Ủy ban nhất trí rằng dịch bệnh cần có sự phối hợp quốc tế trong việc khắc phục căn bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp ý tế cần được nhìn nhận trên tinh thần ủng hộ với người dân Trung Quốc và các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên tuyến đầu trước sự bùng phát dịch bệnh. Phù hợp với nhu cầu đoàn kết quốc tế, WHO nhận thấy cần thể hiện nỗ lực phối hợp toàn cầu để tăng cường sự chuẩn bị ở các khu vực khác trên thế giới mà có thể cần hỗ trợ thêm cho việc này.

Ủy ban khẩn cấp hoan nghênh một phái bộ các chuyên gia đa ngành của WHO sắp tới Trung Quốc để xem xét và hỗ trợ các nỗ lực điều tra nguồn động vật của ổ dịch, mức độ nghiêm trọng và lây truyền từ người sang người trong cộng đồng, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nỗ lực kiểm soát ổ dịch. Phái bộ WHO này sẽ cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế để hỗ trợ tìm hiểu tình hình và cho phép chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp thành công.

Hà Linh/Báo Tin tức
Người Trung Quốc ở nước ngoài có nguy cơ bị phân biệt đối xử vì 'bão' virus Corona
Người Trung Quốc ở nước ngoài có nguy cơ bị phân biệt đối xử vì 'bão' virus Corona

Các hãng bay hủy các chuyến xuất phát từ Trung Quốc. Trường học tại châu Âu thì không đón nhận học sinh trao đổi. Các nhà hàng tại Hàn Quốc “quay mặt” với khách Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN