Nghiên cứu mới cho thấy thương hàn vẫn là căn bệnh nguy hiểm

Theo nghiên cứu mới đây, bệnh thương hàn - chủ yếu có nguồn gốc ở vùng Nam Á - đã tràn qua biên giới khu vực gần 200 lần trong ba thập kỷ qua.

Chú thích ảnh
Số lượng các chủng vi khuẩn có thể chế ngự hai loại kháng sinh là macrolit và quinolon đang tăng nhanh. Ảnh: Pexels

Từ năm 2014 đến năm 2019, các nhà khoa học đã giải mã trình tự bộ gien của 3.489 trường hợp nhiễm vi khuẩn S. Typhi, gây bệnh thương hàn và giết chết hơn 100.000 người mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu ở bốn quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất - Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan – cùng với bản phân tích 4.169 mẫu bệnh phẩm khác ở trên 70 quốc gia trong khoảng thời gian 113 năm qua. Đây chính là nghiên cứu lớn nhất về căn bệnh lây nhiễm kể trên. 

Kết quả vừa được công bố trên tạp chí The Lancet Microbe cho thấy mặc dù thực trạng kháng thuốc điều trị đã giảm ở Nam Á, nhưng căn bệnh này vẫn là một vấn đề toàn cầu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng các chủng vi khuẩn có thể chế ngự macrolit và quinolon -  hai loại kháng sinh quan trọng - đang tăng mạnh và thường xuyên lây lan sang các quốc gia khác.

Theo một nghiên cứu riêng biệt được công bố hồi tháng 1/2022, các bệnh kháng thuốc đã cướp đi nhiều sinh mạng hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV hoặc sốt rét trong năm 2019. Các ví dụ điển hình gần đây phải kể đến tình trạng nhiễm trùng gia tăng ở Mỹ, cùng với đợt bùng phát các loại bệnh nấm chết người năm ngoái ở Ấn Độ, nơi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở người và động vật ngày càng trầm trọng do điều kiện vệ sinh kém.

Tiến sĩ Jason Andrews, Phó Giáo sư tại Đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu khẳng định phát hiện này thực sự đáng lo ngại, đồng thời khẳng định các chính phủ cần biện pháp phòng ngừa, đặc biệt ở các quốc gia có nguy cơ cao.

Theo ông, do các chủng S. Typhi đã lan ra ngoài nhiều lần nên các cơ quan chức năng cần xem việc kiểm soát thương hàn và vấn nạn kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề toàn cầu, chứ không phải là vấn đề địa phương.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo Bloomberg)
Ngồi hơn 8 tiếng/ngày tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngồi hơn 8 tiếng/ngày tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng những người ngồi hơn 8 giờ một ngày có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ cao hơn 20%, dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của những người làm việc công sở.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN