Ngày vui hiếm có trong trại tị nạn của người Rohingya

Đôi bàn tay cô dâu phủ kín hình xăm henna, chú rể thơm lừng nước hoa và khách mời vui vẻ ăn uống, nhảy múa qua đêm trong chiếc lều màu sắc rực rỡ. Tưởng chừng giống như các đám cưới khác trên thế giới, nhưng đây là ngày hạnh phúc của một cặp đôi được tổ chức tại trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh.

Phóng viên ảnh của hãng thông tấn Reuters (Anh) đã ghi lại những hình ảnh đặc biệt về ngày vui của cặp đôi người Rohingya là Shofika Begum và Saddam Hussein. Họ đang sống trong trại tị nạn Kutupalong ở Cox's Bazar (Bangladesh). Đây cũng là nơi tạm trú của 660.000 người Rohingya khác đã rời Myanmar từ cuối tháng 8 vừa qua.

Cả cô dâu Shofika (18 tuổi) và chú rể Saddam (23 tuổi) đều là người làng Kha Maung Seik ở bang Rakhine (Myanmar).


Cặp đôi đã lên kế hoạch cho đám cưới từ trước khi xung đột xảy ra ở Myanmar.

Saddam cho biết gia đình anh đã buộc phải rời bỏ quê hương sau khi ngôi nhà của họ bị đốt. Rồi Saddam mất liên lạc với Shofika trong vài tuần, nhưng rồi họ lại hội ngộ ở trại tị nạn Kutupalong. Và 3 tháng sau đó, họ quyết định tổ chức đám cưới.

Một giáo sĩ Hồi giáo là người tiến hành các nghi lễ tôn giáo cho đám cưới tại ngôi lều nhỏ trong trại tị nạn. Chỉ nam giới mới được tham dự nghi lễ này.


Vào ngày cưới, Shofika dành hầu hết thời gian trong một ngôi lều khác cùng họ hàng nữ giới.


Khi các nghi lễ tôn giáo hoàn tất, buổi tiệc được tổ chức sau đó với những món ăn đầy đặn dành cho khách mời. Để chuẩn bị cho bữa tiệc này, người ta đã giết một con bò từ ngày trước đó.


Đông đảo khách mời đến chung vui cùng cặp đôi.


Những người đàn ông sẽ ăn trước và sau đó là phụ nữ cùng trẻ em. Bữa ăn miễn phí được trao đến tay các em nhỏ trong những túi nilông.


Sau khi dùng xong bữa, chỗ trống được mở để các vị khách có thể nhảy múa chia vui.


Khi được hỏi về cảm nhận với việc tổ chức đám cưới tại trại tị nạn, Saddam khẳng định ít nhất anh không phải trả tiền. Saddam chia sẻ rằng những cặp đôi tổ chức đám cưới ở quê nhà đều phải đóng 500.000 kyat (tương đương 8,5 triệu đồng) cho giới chức làng Kha Maung Seik.


Ngày cưới kết thúc với nhiều niềm vui nhưng trước mắt Saddam và Shofika vẫn là tương lai bấp bênh tại trại tị nạn đông chặt người.


Saddam tâm sự:“Chúng tôi sẽ đợi để sinh con. Chúng tôi cần xác định rõ liệu ở lại đây hay quay trở về Myanmar. Tôi sẽ chỉ trở về khi được cấp quốc tịch Myanmar”.


Hà Linh/Báo Tin tức
Tạp chí Mỹ xin lỗi vì khuyên bà Clinton đan len thay vì tranh cử
Tạp chí Mỹ xin lỗi vì khuyên bà Clinton đan len thay vì tranh cử

Đại diện của tạp chí Vanity Fair đã xin lỗi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau khi đăng đoạn video gợi ý bà nên dành thời gian đan len hơn là dấn thân vào chính trường thêm một lần lữa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN