Nga tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán năng lượng cho EU trong xung đột

Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đang làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đức và EU vẫn là những khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga.

Chú thích ảnh
Các mỏ khí đốt của Nga như mỏ này trên bán đảo Yamal cung cấp cho châu Âu phần lớn năng lượng. Ảnh: AFP

Đài phát thanh châu Âu Tự do (RFE/RL) dẫn kết quả phân tích của các chuyên gia thuộc một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan cho biết, Moskva tiếp tục hưởng lợi từ sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào dầu của Nga bất chấp việc giảm doanh số bán hàng do các lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) công bố ngày 28/4 cho thấy Nga đã tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho EU trong hai tháng xung đột ở Ukraine.

Kể từ khi xung đột nổ ra, Nga đã bán tài nguyên năng lượng trị giá 46 tỷ Euro cho Liên minh châu Âu và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Theo CREA, con số này cao gấp đôi so với số lượng bán ra trong cùng kỳ năm 2021 .

Mặc dù có sự sụt giảm về khối lượng bán ra, nhưng việc tăng giá dầu đã mang lại cho Moskva khoảng 63 tỷ Euro (66 tỷ USD) đối với năng lượng xuất khẩu bằng tàu và thông qua đường ống kể từ ngày 24/2.

Theo CREA, khối lượng nhập khẩu dầu của Nga cho EU giảm 20% và than giảm 40%. Tuy nhiên, nhập khẩu khí đốt đã tăng và Đức vẫn là nước mua chính. Trong hai tháng xung đột, Đức đã nhập khẩu các sản phẩm năng lượng trị giá 9 tỷ Euro.

Lauri Millivirta, nhà phân tích chính tại CREA, cho biết việc tiếp tục nhập khẩu năng lượng của EU "là một lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt".

CREA cũng phát hiện ra rằng nhiều công ty nhiên liệu hóa thạch cũng tiếp tục thực hiện thương mại với khối lượng lớn với Nga, trong đó có BP, Shell, Total và ExxonMobil.

Nghiên cứu cho thấy khối lượng xuất khẩu của Nga đang giảm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực, nhưng việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch đang đảm bảo doanh thu cho Moskva.

Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2022 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi cấm vận năng lượng Nga, nhưng cho đến nay Liên minh châu Âu mới chỉ thảo luận về vấn đề này. EU cũng đã áp đặt lệnh cấm vận đối với than của Nga sẽ có hiệu lực từ tháng 8 tới.

Chính phủ Đức đã bác bỏ lệnh cấm vận khí đốt vì những thiệt hại kinh tế mà nó sẽ gây ra, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz ngày 28/4 cho biết Đức phải chuẩn bị cho việc Nga ngừng cung cấp khí đốt.

Công Thuận/Báo Tin tức
Quốc hội Mỹ phê chuẩn chương trình vũ khí như trong Thế chiến 2 cho Ukraine
Quốc hội Mỹ phê chuẩn chương trình vũ khí như trong Thế chiến 2 cho Ukraine

Đạo luật “Cho mượn - cho thuê quốc phòng dân chủ Ukraine” vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn đã xoá bỏ các hạn chế về chuyển giao vũ khí cho Kiev, cho phép Mỹ thực hiện một chương trình như trong Thế chiến 2 với Anh và Liên Xô giúp đánh bại Hitler.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN