Lý do Đức tuyên bố sắp độc lập với năng lượng Nga

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, từng được coi là tác nhân chính phản đối lệnh trừng phạt năng lượng Nga, cùng với Hungary, vì lo ngại gây nguy hiểm cho nền kinh tế của họ.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck. Ảnh: Politico.eu

Trang tin châu âu Euractiv.com ngày 27/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết, nhờ những nỗ lực đa dạng hóa các nhà cung cấp dầu và với sự hỗ trợ từ Chính phủ Ba Lan, Đức sẽ không còn phụ thuộc vào dầu của Nga.

Năm 2021, nhập khẩu dầu từ Nga chiếm khoảng 35% lượng tiêu thụ dầu của Đức, trong khi các nhà máy lọc dầu ở Đông Đức tại Leuna và Schwedt, thuộc sở hữu của công ty nhà nước Nga Rosneft, phụ thuộc hoàn toàn vào dầu thô của Nga. Với vai trò quan trọng của các nhà máy lọc dầu này đối với Đức và Đông Âu, Berlin đã lưỡng lự trong việc ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ.

Sau nhiều tuần nỗ lực, Đức đã “rất, rất gần” để có thể loại bỏ hoàn toàn dầu của Nga, ông Habeck cho biết trong chuyến thăm Ba Lan ngày 26/4.

Phát biểu cùng với người đồng cấp Ba Lan Anna Moskwa, ông Habeck lưu ý rằng hai nước đang tăng cường hợp tác với mục tiêu độc lập nhanh chóng khỏi hàng nhập khẩu của Nga.

Ông Habeck nói: “Chúng tôi thống nhất trong EU cũng như giữa Đức và Ba Lan. Chúng tôi phải nhanh chóng giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Nga".

Theo Phó Thủ tướng Đức, trên thực tế, “sự hợp tác tăng cường trong lĩnh vực dầu mỏ” này sẽ dẫn đến các nguồn và hợp đồng cung cấp mới. 

Trong khi đó, Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức do ông Habeck phụ trách thông báo tất cả các con đường vận chuyển dầu thô sẽ được kích hoạt để thay thế dầu thô Ural của Điện Kremlin. 

Bộ trên cho biết trong một thông cáo báo chí: “Việc giao hàng qua các cảng là cần thiết và việc vận chuyển các sản phẩm dầu phải được thực hiện bằng xe tải và tàu hỏa. Các công ty và Chính phủ liên bang hiện đang làm việc rất tích cực để tạo điều kiện”.

Theo đó, cảng Gdansk của Ba Lan sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực trên, nơi các chuyến hàng dầu sẽ đến và sau đó được vận chuyển đến các nhà máy lọc dầu của Đức.

Về phần mình, Chính phủ Ba Lan hy vọng rằng điều này sẽ khiến Đức đồng ý về lệnh cấm vận dầu mỏ để có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực tài chính của Nga.

Công Thuận/Báo Tin tức
Thay đổi chính sách, Đức đồng ý chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Thay đổi chính sách, Đức đồng ý chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Đức cuối cùng đã chính thức chấp thuận chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine sau nhiều tuần trì hoãn, một nhà lập pháp cấp cao của chính phủ nước này cho biết ngày 26/4.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN