Nền kinh tế lớn nhất EU chuẩn bị gói cứu trợ năng lượng khổng lồ

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu) - sẽ khai thác nguồn quỹ cứu trợ COVID-19 để hỗ trợ các công ty điện trong nước trước tình hình nguồn cung nhiên liệu gặp khó khăn.

Chú thích ảnh
Ảnh minh hoạ - Getty Images

Nhật báo Handelsblatt ngày 13/9 trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Đức đang có kế hoạch phân bổ 67 tỷ euro để hỗ trợ tài chính cho các công ty năng lượng trong nước bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung, do nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga giảm mạnh.

Gói trợ cấp tài chính khổng lồ trên sẽ giúp KfW - ngân hàng đầu tư và phát triển thuộc sở hữu nhà nước của Đức - cung cấp bảo lãnh và hỗ trợ thanh khoản cho các công ty năng lượng địa phương. Các khoản tiền này sẽ được chuyển từ WSF (Quỹ Bình ổn Kinh tế), được thành lập để ứng phó với đại dịch COVID-19.

Các nguồn tin cho hay: “Do giá cả tăng lên, chính phủ liên bang và KfW cần phải hành động tức thì”. 

Giá khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong những tháng gần đây do ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như là quyết định cắt giảm nguồn cung của Nga. Các nhà lãnh đạo EU trước đó đã công bố kế hoạch giảm tiêu thụ khí đốt bằng 15% từ ngày 1/8 đến hết tháng 3/2023.

Các quốc gia thành viên có toàn quyền quyết định đối với những biện pháp cụ thể cần áp dụng để đạt được mục tiêu đó.

Handelsblatt trích một báo cáo nội bộ cho biết: "Bộ Kinh tế Liên bang đã nhận được nhiều đơn xin làm cầu nối thanh khoản từ các công ty trong lĩnh vực cung cấp năng lượng và khí đốt”.

Đầu tháng này, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức, Uniper, đã yêu cầu chính phủ viện trợ thêm nhằm giảm bớt thiệt hại tài chính, trong bối cảnh tập đoàn đang nỗ lực thay thế khí đốt tự nhiên của Nga bằng cách mua khí đốt trên thị trường giao ngay.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo RT)
Nga có thể chuyển hướng nguồn cung khí đốt khỏi EU trong ba năm
Nga có thể chuyển hướng nguồn cung khí đốt khỏi EU trong ba năm

Trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) áp đặt giá trần năng lượng của Nga, Moskva có thể chuyển hướng cung cấp khí đốt từ châu Âu sang các nước khác trong vòng 3-5 năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN