Hãng tin AP, Reuters và báo Washington Post cho biết Mỹ đưa ra quyết định trên bởi tình trạng thất nghiệp đáng lo ngại tại nước này bắt nguồn từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo thông cáo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, đây là Quyết định tạm thời sau cùng (IFR) và quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo liên bang trong tuần này.
Theo qui định mới, siết chặt qui định xét duyệt cấp thị thực H1-B; Yêu cầu các công ty phải đề nghị "các thỏa thuận thật sự" cho "những người lao động thật sự"; Tăng cường năng lực của Bộ An ninh Nội địa đối với việc thực thi các hoạt động giám sát, kiểm tra nơi làm việc trước, trong và sau khi một đơn xin thị thực H1-B được phê chuẩn.
Quan chức tại Bộ An ninh Nội địa và Bộ Lao động Mỹ cho biết quy định mới liên quan đến đối tượng được nhận thị thực và mức tiền công của họ sẽ sớm được công bố. Quyền Phó Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa ước tính rằng 1/3 số ứng viên nộp đơn xin thị thực có thể bị từ chối thị thực dựa trên quy định mới.
Vào tháng 6, Tổng thống Trump ban hành lệnh tạm thời ngưng chương trình H1-B cho đến cuối năm.
Động thái này cho thấy cam kết của Tổng thống Trump liên quan đến nhập cư hợp pháp và trái phép. Đây là vấn đề được ông Trump nhấn mạnh trong cuộc vận động tranh cử năm 2016.
Thứ trưởng Bộ Lao động Patrick Pizzella cho biết: “Với hàng triệu người Mỹ đang tìm kiếm việc làm, nền kinh tế tiếp tục hồi phục, các động thái tức khắc là cần thiết để bảo vệ người lao động Mỹ trước rủi ro về lao động nước ngoài nhận lương thấp”.
Chương trình H-1B được hình thành dưới thời Tổng thống Mỹ George H W Bush để đáp ứng thêm nhân lực với ngành đặc thù khi lĩnh vực công nghệ ngày càng phát triển tại Mỹ.
Cả ông Cuccinelli và Pizzella đều cho rằng H-1B đã tạo điều kiện để các công ty thay thế người lao động Mỹ bằng lao động nước ngoài nhận lương thấp.
Mỹ có thể cấp tới 85.000 thị thực H-1B mỗi năm cho những ngành nghề như công nghệ thông tin, kế toán, kiến trúc và quản lý dữ liệu. Họ được cấp thị thực trong khoảng thời hạn 3 năm sau đó được cấp lại. Công dân Ấn Độ và Trung Quốc chiếm phần đông trong 500.000 người giữ thị thực H-1B tại Mỹ.