Mỹ hoài nghi về nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính

Việc cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (Brexit) là một "cơn gió ngược" đối với nền kinh tế toàn cầu song dường như sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.

Tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh tại một điểm thu đổi ngoại tệ ở Sydney, Australia ngày 24/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là tuyên bố Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC ngày 27/6. Theo quan chức tài chính hàng đầu của Mỹ, việc cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit đã làm khuynh đảo các thị trường tài chính, và đây rõ ràng là một "cơn gió ngược" song "hoàn toàn có thể khống chế được" và hiện "không có dấu hiệu nào cho thấy khủng hoảng tài chính đang phát triển". 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) kéo dài 3 năm qua giữa Washington và Brussels nhằm tạo ra khối đầu tư và thương mại tự do lớn nhất thế giới sẽ vẫn được tiếp tục.

Cùng ngày, phát biểu tại thủ đô Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng các nước thành viên EU cần giữ kiềm chế sau "cú sốc" Brexit. Theo ông, điều quan trọng là Mỹ và EU cần "tìm ra các biện pháp nhằm duy trì sức mạnh, phục vụ các lợi ích và các giá trị vốn đã đưa hai bên xích lại gần nhau ngay từ hồi đầu tiên".

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Kerry đưa ra một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels, trong đó có sự tham gia của Thủ tướng Anh David Cameron, thảo luận về thời gian và cách thức Anh rời khỏi EU.

TTXVN/Tin Tức
Bài học từ Brexit đối với châu Á
Bài học từ Brexit đối với châu Á

Châu Âu đã từ một liên minh thuế quan sau chiến tranh nhằm mở rộng "thị trường duy nhất" và cuối cùng trở thành một thực thể chính trị và kinh tế chính thức với chính sách an ninh, quốc phòng tập thể, các cộng đồng dân cư tương đối không biên giới, và một đồng tiền chung.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN