Mỹ gây áp lực thương mại với Ấn Độ kéo theo hậu quả nào?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gây áp lực thương mại lên Ấn Độ được coi là “phát súng cảnh cáo” tuy nhiên các chuyên gia quan ngại điều này có thể dẫn tới hậu quả về chính trị.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Modi. Ảnh: AP

Ngày 4/3, chính quyền Tổng thống Trump đánh tiếng với quốc hội về ý định ngừng cơ chế ưu đãi thương mại cho Ấn Độ được cho có ảnh hưởng tới lượng hàng hóa trị giá 5,7 tỷ USD.

Diễn biến này xảy ra vài tuần trước cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ và cùng thời điểm căng thẳng biên giới Ấn Độ-Pakistan.

Giáo sư Harsh Pant tại Đại học King (Anh) nhận định: “Mỹ cần Ấn Độ để cân bằng với Trung Quốc. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Mỹ lại làm điều này với Ấn Độ?”.

Hãng Bloomberg đánh giá cả Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Narendra Modi đều muốn tách các vấn đề thương mại khỏi mối quan hệ địa chính trị khi cả hai quốc gia muốn hợp tác để đối trọng với Trung Quốc.

Mặc dù liên minh chiến lược Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia không chịu ảnh hưởng nhưng quan hệ Washington và New Delhi đang hướng tới bất ổn.

Ông John Blaxland tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng việc chính quyền Tổng thống Trump “chọc gậy” vào thương mại Ấn Độ có thể gây ảnh hưởng đến quan điểm của Thủ tướng Modi về Mỹ.

Bên cạnh đó, ông Blaxland đánh giá: “Thật bất ngờ đối với cách Tổng thống Trump xử lý để tạo ranh giới giữa thương mại với địa chính trị khi trên thực tế chúng lại có kết nối”.

Động thái đánh động này của Mỹ theo sau những cảnh báo trước đó của Washington đối với New Delhi liên quan tới việc nhập khẩu dầu của Iran, Venezuela.

Tổng thống Trump từng gây áp lực đối với các đồng minh thương mại như Đức, Hàn Quốc nhưng vẫn duy trì quan hệ an ninh. Nhưng liên minh Mỹ-Ấn Độ lại có nền tảng khác biệt. Giáo sư Nick Bisley tại Đại học La Trobe (Australia) nhận xét giới lập chính sách đối ngoại tại Ấn Độ có thể nói rằng “đừng tiếp cận quá gần với Mỹ”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Ấn Độ phản hồi việc Mỹ chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại
Ấn Độ phản hồi việc Mỹ chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại

Ngày 5/3, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (CIM) khẳng định các loại thuế quan của nước này đều nằm trong mức giới hạn theo các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Ấn Độ sẵn sàng thảo luận với Mỹ về các vấn đề liên quan đến thương mại. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN