Mỹ có thể bố trí các đơn vị pháo di động bắn hạ tên lửa hành trình ở Biển Đông

Theo trang tin Scout.com của Mỹ, ngoài Biển Đông, các đơn vị pháo di động phòng không như vậy cũng có thể phát huy hiệu quả ở những khu vực khác như Trung Đông và Đông Âu.

Trang tin Scout.com ngày 31/12/2016 cho biết các chiến lược gia cấp cao của Lục quân Mỹ và Lầu Năm Góc đang nghiên cứu cách thức để vận hành các hệ thống vũ khí hiện nay theo phương pháp mới trên toàn thế giới, trong đó có thể bố trí các đơn vị pháo di động ở các khu vực trên Biển Đông, để nếu cần thiết, với tính năng là vũ khí phòng không, sẽ bắn hạ rocket và tên lửa hành trình ở trên không.

Theo nguồn tin, ngoài Biển Đông, nhiều pháo di động phòng không cũng có thể phát huy hiệu quả ở những khu vực như Trung Đông và Đông Âu.

Một quan chức Lục quân cấp cao của Mỹ cho hay, việc triển khai các vũ khí phòng không di động, như M109 Paladin, có khả năng bắn các loạt pháo 155m, có thể cho thấy tính năng răn đe phòng không hiệu quả trước các tên lửa, máy bay, rocket của Nga ở Đông Âu. Kế hoạch này sẽ bao gồm việc triển khai một hệ thống vũ khí từng được sử dụng cho các cuộc tấn công trên đất liền, vốn có thể sử dụng một hệ thống pháo M777 Howitzer hay Paladin - loại vũ khí có thể bắn các loạt đạn 155 m.

Trang mạng Scout.com cho biết thêm Mỹ có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, kể cả cạnh tranh lẫn hợp tác. Động thái gần đây của Trung Quốc triển khai các tên lửa đất đối không ở Biển Đông (trên các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp) đã làm leo thang căng thẳng và dẫn tới việc các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc xem xét nhiều lựa chọn khác nhau. Giới chức Mỹ lưu ý rằng hiện chưa có quyết định nào được đưa ra và đó mới chỉ là một trong những vấn đề đang được cân nhắc.


Giới chức Lầu Năm Góc đã phản đối việc có thêm động thái quân sự hóa Biển Đông và khẳng định các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này cần được giải quyết một cách hòa bình và thông qua giải pháp ngoại giao. Tất nhiên, một động thái kiểu này (triển khai khí tài) sẽ cần được có sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, do Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị".

TTXVN/Tin Tức
Tổng Thư ký ASEAN: Một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề Biển Đông
Tổng Thư ký ASEAN: Một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề Biển Đông

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho rằng một trong những thách thức lớn nhất với khu vực ASEAN là vấn đề Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN