Một nguồn tin ngoại giao ở Hy Lạp giải thích rằng nhiều quốc gia châu Âu gắn kết việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt với việc thực hiện thỏa thuận Minsk. Dần dần, các chính trị gia bắt đầu nhận ra rằng để thực hiện thỏa thuận đó Kiev phải tham gia, vì vậy áp lực lên các cơ quan chức năng Ukraine "cần được tăng cường."
"Italy tuyên bố đến tháng Sáu lệnh trừng phạt chống Nga sẽ không tự động gia hạn, vấn đề sẽ được thảo luận. Các nước như Italy, Pháp, Đức, Áo, bày tỏ ủng hộ việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Nhưng có một khía cạnh khác là Mỹ, nơi mà sắp tới sẽ bầu cử tổng thống. Tổng thống Barack Obama hết nhiệm kỳ, sẽ có tổng thống khác. Tuy nhiên, cần làm điều đó (dỡ bỏ trừng phạt) ngay bây giờ, chứ không chờ đợi cho đến khi có tổng thống Mỹ tiếp theo", nguồn tin cho biết và nói thêm rằng "bầu không khí ở châu Âu đang thay đổi".
Mới đây, đại biểu Quốc hội Pháp (Hạ viện) đã tiến hành bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi chính phủ các nước không hỗ trợ việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga.
Sáng kiến cho cuộc bỏ phiếu này được đưa ra bởi đồng chủ tịch Hiệp hội "Đối thoại Franco-Nga", thành viên Ủy ban Quốc tế Thierry Mariani. 80 đại biểu của Hạ viện đã ủng hộ dự thảo nghị quyết. Các tác giả của văn bản này kêu gọi chính phủ Pháp công nhận "tình trạng toàn hoàn vô hiệu quả" của các lệnh trừng phạt, cho rằng chúng không hề góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời đe dọa lợi ích của nước Pháp.
Mariani và những người ủng hộ ông cũng kêu gọi từ chối việc gia hạn các lệnh trừng phạt cá nhân chống lại quốc hội Nga, bởi biện pháp này chỉ làm phức tạp quá trình phát triển của mối quan hệ song phương và phá hủy các cuộc đối thoại với phía Nga. Ngoài ra, những người ký tên dưới văn bản trên còn kêu gọi chính phủ Pháp bắt đầu các cuộc đàm phán với Liên bang Nga về việc bãi bỏ lệnh cấm vận của Nga đối với các sản phẩm nông nghiệp.