Liên hợp quốc cảnh báo vấn nạn nạo vét cát biển

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 5/9 công bố báo cáo cho biết khoảng 6 tỷ tấn cát đang được khai thác từ biển và đại dương trên thế giới mỗi năm, đồng thời cảnh báo về thiệt hại nặng nề đối với đa dạng sinh học và những hậu quả nặng nề.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong sự kiện ra mắt nền tảng dữ liệu toàn cầu đầu tiên về khai thác trầm tích trong môi trường biển, UNEP đã cảnh báo quy mô nạo vét đang ngày càng gia tăng trên quy mô toàn cầu, khi không khác nào "máy hút bụi khổng lồ" và loại bỏ tất cả vi sinh vật là thức ăn cho các loài sinh vật biển địa phương, qua đó tác động mạnh đa dạng sinh học và nghề cá. 

Ông Pascal Peduzzi, Giám đốc trung tâm phân tích GRID-Geneva của UNEP, cho biết con người đang khai thác 4-8 tỷ tấn trầm tích mỗi năm từ môi trường biển, tính trung bình là 6 tỷ tấn mỗi năm, "tương đương 1 bức tường cao 10m, dày 10m bao quanh Trái đất". Bên cạnh đó, dù đến nay số cát khai thác vẫn ít hơn lượng cát tích tụ hằng năm trên toàn thế giới, nhưng ở một số khu vực, lượng cát bị nạo vét đang vượt quá tốc độ có thể bù đắp. 

Nền tảng mới được UNEP công bố, có tên "Marine Sand Watch", sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và giám sát các hoạt động nạo vét cát, đất sét, bùn, sỏi và đá trong môi trường biển trên thế giới. Nền tảng này sử dụng tín hiệu Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) cho các tàu kết hợp với AI để xác định hoạt động của các tàu nạo vét. 

Theo ông Peduzzi, các tín hiệu do tàu phát ra cho phép "truy cập vào chuyển động của mọi con tàu trên Trái đất", đồng thời nhận định khả năng AI có thể phân tích nhiều dữ liệu thu thập được. Hiện nền tảng mới vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và mới chỉ giám sát được khoảng 50% tàu thuyền trên toàn thế giới.

Anh Hiển (TTXVN)
Đại hội đồng LHQ hoan nghênh Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
Đại hội đồng LHQ hoan nghênh Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

Ngày 1/8, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Đại hội đồng LHQ đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định BBNJ) với sự ủng hộ của 150/193 quốc gia thành viên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN