Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani trong cuộc họp báo ở Wolfenbuettel, Đức ngày 9/6. Ảnh: EPA/TTXVN |
Đây là những động thái mới nhất liên quan tới căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh, trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn tại khu vực này. Hiện thông tin chi tiết về bản danh sách yêu cầu nói trên này chưa được công bố.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 21/6 bày tỏ hy vọng rằng danh sách này sẽ là những yêu cầu phù hợp và khả thi để đưa đến một giải pháp cho tình hình hiện nay. Ông nhấn mạnh Mỹ mong muốn đạt được sự đoàn kết trong các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) để các bên có thể tập trung vào cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng trên khắp khu vực, đồng thời khẳng định Mỹ ủng hộ nỗ lực hòa giải của Kuwait nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay. Theo ông Tillerson, vai trò của Mỹ là khuyến khích các bên đưa vấn đề ra thảo luận, giải thích một cách rõ ràng để các vấn đề này có thể được giải quyết và tiến trình thực hiện giải pháp có thể được tiến hành, qua đó chấm dứt bế tắc hiện nay.
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh bùng phát ngày 5/6, sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain cùng một số nước khác cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, vì cho rằng Doha ủng hộ khủng bố, can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước trong khu vực. Qatar kịch liệt bác bỏ những cáo buộc trên, đồng thời cho rằng các nước láng giềng đang tìm cách can thiệp vào chính sách đối ngoại của Doha.
Nhiều nước, trong đó có Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, đang nỗ lực hòa giải nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện đã bước sang tuần thứ ba.