Israel nới lỏng các hạn chế tại khu vực biên giới

Chính phủ Israel ngày 12/3 thông báo sẽ nới lỏng các hạn chế hiện đang áp đặt tại khu vực biên giới giữa nước này với Jordan và Ai Cập - những khu vực vốn đã bị đóng cửa kể từ cuối tháng 1 vừa qua nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 

Chú thích ảnh
Người dân ra khỏi nhà sau khi lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được nới lỏng tại Tel Aviv, Israel, ngày 6/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo quyết định trên, Israel sẽ cho phép 700 người Jordan vào làm việc trong lĩnh vực khách sạn ở khu nghỉ mát Biển Đỏ ở thành phố Eilat của nước này, gần cảng Aqaba của Jordan. Họ sẽ phải xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh và bị cách ly vài ngay trước khi có thể bắt đầu công việc.

Bên cạnh đó, Israel cũng đang dần mở cửa trở lại các khách sạn, nhà hàng, quán bar, quán cà phê và một số cơ sở kinh doanh khác, song chỉ cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ và có "thẻ xanh" chứng minh điều này. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 4 triệu người (trong tổng dân số khoảng 9 triệu người) ở Israel được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech theo khuyến nghị.

Cũng liên quan đến tình hình dịch bệnh, Ủy ban Liên bang về Phòng chống các nguy cơ y tế của Mexico (Cofepris) ngày 12/3 đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp thuốc Remdisivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19, sau khi đánh giá chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc này.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, giới chức y tế nước nàykhuyến cáo người dân không tự ý dùng thuốc Remdisivir khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Remdisivir là thuốc điều trị bệnh viêm gan C, nhưng có tác dụng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tái tạo.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng Remdisivir trong điều trị giúp rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân COVID-19. Mexico hiện đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong do COVID-19, với hơn 193.000 ca; trong khi số ca mắc vượt 2,15 triệu người.

Trong khi đó, tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Côte d'Ivoire - ông Aka Aouélé cho biết nước này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 10.000 người trong hai tuần qua.

Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, Côte d’Ivoire đã nhận được 504.000 liều vaccine của AstraZeneca/Oxford hồi cuối tháng trước, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên tại Tây Phi được tiếp nhận vaccine theo cơ chế COVAX do Liên hợp quốc điều phối. 

Quốc gia này đã phát động chiến dịch tiêm chủng kể từ ngày 1/3 vừa qua, với nhóm đối tượng mục tiêu là các nhân viên y tế, lực lượng quốc phòng - an ninh và giáo viên. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Aka Aouélé cảnh báo: “Từ tháng 2 đến tháng 3, tỷ lệ mắc bệnh ở Côte d’Ivoire đã tăng gấp đôi, điều này cho thấy dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng và đang trong giai đoạn gia tăng”.

Hiện nay, ngoài quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở không gian khép kín và khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp phòng bệnh, Côte d’Ivoire không áp dụng thêm biện pháp hạn chế nào khác. Tính đến hết ngày12/3, quốc gia 25 triệu dân này đã ghi nhận hơn 36.511 trường hợp mắc COVID-19 và 209 trường hợp tử vong.

Cơ chế COVAX đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho 20% dân số của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là một cơ chế tài trợ, cho phép 92 quốc gia có trình độ phát triển kinh tế từ thấp đến trung bình sớm có được nguồn cung vaccine.

Thanh Phương - Việt Hùng - Tấn Đạt (TTXVN)
Pháp khước từ ‘hộ chiếu vaccine COVID-19’ do Israel đề xuất
Pháp khước từ ‘hộ chiếu vaccine COVID-19’ do Israel đề xuất

Điện Elysee tuyên bố nước này không ủng hộ ý tưởng hộ chiếu sức khỏe do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gợi ý, trong đó cho phép những người đã được tiêm chủng tại Pháp và Israel tự do di chuyển giữa hai nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN