Theo đó, Lahore có chất lượng không khí ở mức 348, cao hơn nhiều mức 300 được xếp là mức nguy hiểm.
Ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ tại Pakistan trong những năm gần đây, khi hỗn hợp khói dầu diesel chất lượng thấp, khói rơm rạ bị đốt và nhiệt độ mùa Đông lạnh giá kết hợp lại thành những đám khói mù tù đọng.
Lahore là thành phố lớn đông đúc với hơn 11 triệu dân tại tỉnh Punjab gần biên giới với Ấn Độ và bị luôn xếp vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, người dân đã lắp những thiết bị lọc không khí riêng và kiện chính quyền không có biện pháp hiệu quả làm sạch không khí.
Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố kết quả khảo sát về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà khảo sát dựa vào hàm lượng bụi có trong không khí, gọi tắt là PM10, có nghĩa là loại bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet. Đối tượng điều tra lần này là hơn 1.100 thành phố của nhiều nước trên toàn cầu.
Cũng theo WHO, nếu hàm lượng bụi này vượt quá 20 microgram/m3, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là gây nên các bệnh về đường hô hấp như ung thu phổi, nhiễm trùng đường hô hấp… Trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới này, chiếm số đông là các thành phố ở Ấn Độ, Pakistan, Iran.