Proximus cho biết họ đã đưa ra quyết định này trên cơ sở các tiêu chí công nghệ, hoạt động, tài chính và môi trường. Thủ đô Brussels của Bỉ là nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như Ủy ban châu Âu, khiến vấn đề đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà chức trách nơi đây.
Song các nhà quan sát nghi ngờ áp lực chính trị có thể là một yếu tố thúc đẩy Proximus đi đến quyết định này.
Quyết định trên được đưa ra vào thời điểm Mỹ đang gây áp lực lên các đồng minh châu Âu để “tránh xa” thiết bị mạng 5G do các công ty Trung Quốc sản xuất. Với cáo buộc Huawei là phương tiện hoạt động gián điệp, chuyển giao dữ liệu người dùng ở các nước cho Chính phủ Trung Quốc, từ ngày 15/9, Mỹ đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới, cấm các doanh nghiệp nước này cung cấp thiết bị hoặc dịch vụ cho Huawei. Tuy nhiên, Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Các quốc gia khác bao gồm Anh, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã tỏ rõ quan điểm cứng rắn đối với Huawei, trong khi Pháp và Italy đã tuyên bố giới hạn sử dụng đối với thiết bị mạng 5G của tập đoàn Trung Quốc này.